Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 21/05/2020, 09:47

Khởi nghiệp nông nghiệp thành công nhờ mô hình trồng mít Thái

Ông Nguyễn Hữu Tân ở xã Tân Phước, thị xã La Gi chịu khó học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế mô hình mít Thái của ông đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù tuổi đã khá cao, nhưng ông Nguyễn Hữu Tân ngụ ở thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi vẫn luôn cần mẫn, chăm chỉ và chịu khó học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế mô hình mít Thái của gia đình ông đạt hiệu quả kinh tế khá cao.

Đến tham quan mô hình mít Thái của gia đình ông Tân, chúng tôi thực sự choáng ngợp trước một mô hình nông nghiệp đã thành công hơn 15 năm qua. Mãn nhãn trước 800 cây mít ra trái sum suê từ gốc tới cành. Ít ai biết được, hơn 15 năm trước, mảnh đất rộng hơn 20 mẫu này còn hoang sơ, bạc màu với một rừng cây keo lá tràm. Nhưng nhận thấy hiệu quả từ việc trồng keo lá tràm không cao, nên khoảng hơn 15 năm trước ông Tân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ keo lá tràm sang trồng Mít thái, với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất bạc màu. Giống mít đầu tiên mà ông Tân chọn để trồng là Mít Thái Lá Bàng, mít Thái Di Linh... Ngoài những ưu điểm về giá trị kinh tế như mít Thái có thể thu hoạch quanh năm, với giá bán trung bình tương đối ổn định… thì yêu cầu không cao về kỹ thuật là yếu tố quan trọng để ông Tân lựa chọn trồng mít Thái. Xét về kỹ thuật canh tác, mít Thái trồng khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như các loại cây ăn trái khác. Ngoài 500 cây mít Thái Lá Bàng và Di Linh đã trồng từ hơn 15 trước, thì 2 năm trở lại đây, ông Tân tiếp tục trồng thêm 300 cây mít Thái siêu sớm, bước đầu đã cho trái và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với sự chịu khó và chăm chỉ, Mít Thái nhà ông Tân luôn được đánh giá cao về chất lượng.

 Với uy tín và kinh nghiệm trồng mít lâu năm, nên chất lượng mít khá cao: mít ngọt, múi dày... Chính vì vậy, mít nhà ông Tân được thương lái ở Đồng Nai, TPHCM đến tận vườn để thu, mua... với giá bán trung bình từ 15.000 đồng/kg đến 20.000 đồng/kg.

Ông Tân chia sẻ: “Sau mỗi lần thu hoạch trái, ông Tân sẽ cắt bỏ bớt cành thừa để cây nhận đủ ánh sáng giúp trái to. Ngoài ra, những trái đầu cành cũng được tỉa bỏ, chỉ giữ lại những trái ôm thân và gần gốc để đạt kết quả tốt nhất”. Ngoài ra, để chủ dộng nguồn nước tưới cho 2 loại cây kể trên thì ông Tân đã đầu tư đào một hồ chứa nước rộng hơn 350 m2, vào mùa mưa thì lượng nước ở hồ luôn đạt 11 mét tính từ đáy hồ tới mặt hồ. Còn vào mùa khô, thì độ sâu của mực nước cũng duy trì khoảng hơn 4 mét. Theo như ông Tân chia sẻ, nguồn nước tưới cho cây rất quan trọng, tưới đủ nước thì cây sẽ đạt năng suất và chất lượng cao hơn.

Thành công với mít Thái, trung bình mỗi năm sau khi trừ hết các chi phí, gia đình ông Tân thu lãi từ 200 đến 250 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình ông có cuộc sống sung túc, ấm no hơn. Mặt khác, với những nỗ lực của mình trong sản xuất nông nghiệp, vào năm 2017, ông Nguyễn Hữu Tân được Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận tặng bằng khen vì đã đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi .

Theo baobinhthuan

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp nông nghiệp thành công nhờ mô hình trồng mít Thái tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang