Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ bảy , 04/05/2019, 09:07

Khởi nghiệp tuổi 40, cô giáo làng mang giấm Việt đi Tây

Với đam mê hương vị các loại hoa quả, cô giáo dạy hóa trường làng đã mày mò nghiên cứu, sản xuất thành công các dòng sản phẩm giấm từ vải, táo, mơ … lần đầu xuất hiện thị trường Việt Nam.

Thức uống bổ dưỡng từ... giấm

Bạch Kim Ngân (1972) là cô giáo dạy Hóa tại trường THCS thị trấn Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang). Từ một giáo viên, chị trở thành một startup ở ngưỡng tuổi 40 chỉ vì ước mơ giản dị: để nông sản Việt bớt long đong.

Năm 2014, chị lọ mọ đêm ngày tự tay bóc vải, nghiền, pha chế cùng mật ong để tìm ra công thức thích hợp. Chị Ngân kể không đếm được đã bao nhiêu lần thử nghiệm thất bại. Nhưng khi hương vị giấm được gia đình, bạn bè khen rất thơm ngon rất đặc biệt, mang đi kiểm nghiệm lại đạt tiêu chuẩn, chị biết việc làm ra loại giấm hoa quả mà người khác chưa từng nghĩ đến hoàn toàn có thể thực hiện được. Từ quả vải quê hương Bắc Giang, chị Ngân đã tìm tòi công thức để làm ra loại giấm đầu tiên: giấm vải.

Năm 2015, sản phẩm giấm vải Kim Ngân của cô giáo làng chính thức lên kệ. Chị chia sẻ: “Khởi nghiệp với tôi vô cùng khó khăn khi phải tự học rất nhiều thứ, không chỉ từ việc tìm kiếm các máy móc thiết bị thanh trùng, quá trình sản xuất, quản lý nhân sự, marketing… mà còn khó hơn khi người tiêu dùng đã quen với các loại giấm gạo, giấm táo chứ chưa ai nghe giấm vải bao giờ”.

Công nghệ lên men tĩnh rồi thanh trùng, lão hóa mà chị Ngân sử dụng khiến mùi vị của giấm để càng lâu càng thơm như rượu vang. Được pha chế và lên men từ 100% quả vải và mật ong, giấm Kim Ngân không chỉ được dùng để pha nước chấm, trộn nộm, gỏi mà còn có thể dùng như một thức uống giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng làm đẹp, chữa bệnh rất hiệu quả.

Các dòng giấm của Kim Ngân đều có thể dễ dàng biến hóa thành những ly nước hoa quả giàu vitamin khi kết hợp với mật ong, hạt chia, đá hay pha chế thành coctail cũng đem lại hương vị rất độc đáo. Thế nhưng, thói quen coi giấm là gia vị từ lâu với nhiều người, đặc biệt là những bà nội trợ là rất khó thay đổi.

Giấm Kim Ngân có thể pha chế được nhiều loại đồ uống.

Chị Ngân kể, những lần mang sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm, chị pha giấm cùng mật ong để mời khách hàng dùng thử nhưng không dám nói đó là giấm. “Bởi nếu mời uống giấm thì nghe chua chát chẳng ai dám thử cả. Mọi người chỉ thấy thơm ngon và khi uống xong mới biết và mua về để sử dụng. Các sản phẩm từ thiên nhiên này rất phù hợp với xu hướng sống xanh hơn, sạch hơn hiện nay", chị Ngân giãi bày.

Sản phẩm khởi nghiệp không thể mãi xù xì 

Khởi nghiệp tới năm thứ 5, Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân của chị đã có cơ sở sản xuất hơn 1000 m2 tại Lục Ngạn, mỗi tháng cung cấp cho thị trường từ 20 - 30 ngàn lít giấm. Mỗi năm chị giúp bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ 50 - 60 tấn vải để sản xuất giấm.

Bà chủ thương hiệu Giấm Kim Ngân (áo dài hoa) đang giới thiệu sản phẩm

Vừa làm vừa thử nghiệm, hiện nay chị Ngân đã phát triển 5 dòng sản phẩm: giấm vải, giấm táo xanh, táo mèo, giấm mơ và giấm tỏi ớt chuyên để trộn rau, salat. Các sản phẩm đã xuất hiện trên kệ hàng các siêu thị lớn như Vinmart, Aeon, Fivimart… và nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc. Bà chủ thương hiệu cho biết: “Khi có chỗ đứng nhất định trên thị trường rồi mình càng phải chú trọng chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến tính thẩm mỹ của nó. Chẳng có ai chấp nhận được sản phẩm của một thương hiệu khởi nghiệp xù xì mãi được”.

Dòng sản phẩm mới nhất của Kim Ngân là giấm mơ, loại quả của núi rừng Tây bắc có vị chua, chát và đắng rất đặc trưng, thật khó để “phù phép” thành giấm. Ý tưởng làm giấm từ quả mơ được chị Ngân chia sẻ: “Nước mình có những hoa quả độc đáo mà không nơi nào trên thế giới có được. Năm ngoái biết thông tin nhiều người dân ở Sơn La đang chặt mơ để trồng cây khác, tôi lại nảy ra ý định làm giấm từ quả này, sản phẩm đã có mặt trên thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng”.

Hiện nay Giấm Kim Ngân còn có có mặt trên nhiều chuỗi nhà hàng cao cấp như hệ thống Marukame-Udon, hệ thống SenCha, công ty quốc tế mặt trời đỏ Redsun, công ty QSA… Giấm Kim Ngân cũng được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Singapore… và đều được người dùng yêu thích.

Hành trình khởi nghiệp của cô giáo làng không chỉ là một hướng đi nâng cao giá trị nông sản Việt mà còn xây dựng thương hiệu sản phẩm giấm hoa quả có một không hai trên thế giới.

Theo www.khampha.vn

Thức uống bổ dưỡng từ... giấm

Bạch Kim Ngân (1972) là cô giáo dạy Hóa tại trường THCS thị trấn Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang). Từ một giáo viên, chị trở thành một startup ở ngưỡng tuổi 40 chỉ vì ước mơ giản dị: để nông sản Việt bớt long đong.

Năm 2014, chị lọ mọ đêm ngày tự tay bóc vải, nghiền, pha chế cùng mật ong để tìm ra công thức thích hợp. Chị Ngân kể không đếm được đã bao nhiêu lần thử nghiệm thất bại. Nhưng khi hương vị giấm được gia đình, bạn bè khen rất thơm ngon rất đặc biệt, mang đi kiểm nghiệm lại đạt tiêu chuẩn, chị biết việc làm ra loại giấm hoa quả mà người khác chưa từng nghĩ đến hoàn toàn có thể thực hiện được. Từ quả vải quê hương Bắc Giang, chị Ngân đã tìm tòi công thức để làm ra loại giấm đầu tiên: giấm vải.

Năm 2015, sản phẩm giấm vải Kim Ngân của cô giáo làng chính thức lên kệ. Chị chia sẻ: “Khởi nghiệp với tôi vô cùng khó khăn khi phải tự học rất nhiều thứ, không chỉ từ việc tìm kiếm các máy móc thiết bị thanh trùng, quá trình sản xuất, quản lý nhân sự, marketing… mà còn khó hơn khi người tiêu dùng đã quen với các loại giấm gạo, giấm táo chứ chưa ai nghe giấm vải bao giờ”.

Công nghệ lên men tĩnh rồi thanh trùng, lão hóa mà chị Ngân sử dụng khiến mùi vị của giấm để càng lâu càng thơm như rượu vang. Được pha chế và lên men từ 100% quả vải và mật ong, giấm Kim Ngân không chỉ được dùng để pha nước chấm, trộn nộm, gỏi mà còn có thể dùng như một thức uống giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng làm đẹp, chữa bệnh rất hiệu quả.

Các dòng giấm của Kim Ngân đều có thể dễ dàng biến hóa thành những ly nước hoa quả giàu vitamin khi kết hợp với mật ong, hạt chia, đá hay pha chế thành coctail cũng đem lại hương vị rất độc đáo. Thế nhưng, thói quen coi giấm là gia vị từ lâu với nhiều người, đặc biệt là những bà nội trợ là rất khó thay đổi.

Giấm Kim Ngân có thể pha chế được nhiều loại đồ uống.

Chị Ngân kể, những lần mang sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm, chị pha giấm cùng mật ong để mời khách hàng dùng thử nhưng không dám nói đó là giấm. “Bởi nếu mời uống giấm thì nghe chua chát chẳng ai dám thử cả. Mọi người chỉ thấy thơm ngon và khi uống xong mới biết và mua về để sử dụng. Các sản phẩm từ thiên nhiên này rất phù hợp với xu hướng sống xanh hơn, sạch hơn hiện nay", chị Ngân giãi bày.

Sản phẩm khởi nghiệp không thể mãi xù xì 

Khởi nghiệp tới năm thứ 5, Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân của chị đã có cơ sở sản xuất hơn 1000 m2 tại Lục Ngạn, mỗi tháng cung cấp cho thị trường từ 20 - 30 ngàn lít giấm. Mỗi năm chị giúp bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ 50 - 60 tấn vải để sản xuất giấm.

Bà chủ thương hiệu Giấm Kim Ngân (áo dài hoa) đang giới thiệu sản phẩm

Vừa làm vừa thử nghiệm, hiện nay chị Ngân đã phát triển 5 dòng sản phẩm: giấm vải, giấm táo xanh, táo mèo, giấm mơ và giấm tỏi ớt chuyên để trộn rau, salat. Các sản phẩm đã xuất hiện trên kệ hàng các siêu thị lớn như Vinmart, Aeon, Fivimart… và nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc. Bà chủ thương hiệu cho biết: “Khi có chỗ đứng nhất định trên thị trường rồi mình càng phải chú trọng chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến tính thẩm mỹ của nó. Chẳng có ai chấp nhận được sản phẩm của một thương hiệu khởi nghiệp xù xì mãi được”.

Dòng sản phẩm mới nhất của Kim Ngân là giấm mơ, loại quả của núi rừng Tây bắc có vị chua, chát và đắng rất đặc trưng, thật khó để “phù phép” thành giấm. Ý tưởng làm giấm từ quả mơ được chị Ngân chia sẻ: “Nước mình có những hoa quả độc đáo mà không nơi nào trên thế giới có được. Năm ngoái biết thông tin nhiều người dân ở Sơn La đang chặt mơ để trồng cây khác, tôi lại nảy ra ý định làm giấm từ quả này, sản phẩm đã có mặt trên thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng”.

Hiện nay Giấm Kim Ngân còn có có mặt trên nhiều chuỗi nhà hàng cao cấp như hệ thống Marukame-Udon, hệ thống SenCha, công ty quốc tế mặt trời đỏ Redsun, công ty QSA… Giấm Kim Ngân cũng được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Singapore… và đều được người dùng yêu thích.

Hành trình khởi nghiệp của cô giáo làng không chỉ là một hướng đi nâng cao giá trị nông sản Việt mà còn xây dựng thương hiệu sản phẩm giấm hoa quả có một không hai trên thế giới.

Theo www.khampha.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp tuổi 40, cô giáo làng mang giấm Việt đi Tây tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang