Kiến thức - Kỹ năng
Thứ bảy , 23/03/2024, 10:16

Khởi sự và phát triển kinh doanh dành cho phụ nữ (phần 2)

.

1. Ý tưởng kinh doanh

Các yếu tố cần có của một ý tưởng kinh doanh tốt:

  • Mới, độc, lạ
  • Khả thi
  • Áp dụng công nghệ mới
  • Chi phí đầu tư ban đầu không quá cao
  • Có thị trường tiêu thụ
  • Mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân và xã hội
  • Phát triển bền vững

Cách tìm ý tưởng kinh doanh

Để có những ý tưởng kinh doanh mới lạ, cần tìm ra được những khó khăn mà mọi người xung quanh và ngay cả chính chúng ta đang gặp phải.

  • Những khó khăn mà chính chúng ta đang gặp phải trong công việc và cuộc sống. (bức xúc)
  • Các vấn đề những người khác gặp phải trong cuộc sống, công việc, mua bán, tiêu dùng (phàn nàn)
  • Những gì còn thiếu trong cộng đồng của ta (chưa có)
  • Các vấn đề trong xã hội về nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng là đầu mối cho những cơ hội kinh doanh mới (chưa có, hoặc thiếu hoặc yếu kém).

Một số cách thức có thể áp dụng tìm ra ý tưởng kinh doanh độc đáo

Lồng ghép, kết hợp:

Ghép hai sản phẩm với nhau để tạo ra sản phẩm mới

Ví dụ: Radio + Cassette = Radio Cassette

Giải quyết vấn đề:

Phát hiện những vấn đề, bất tiện trong đời sống hàng ngày và tìm cách giải quyết.

Ví dụ 1: Bút chì ngày xưa có thân hình tròn khiến nó hay bị lăn, rơi xuống làm gãy đầu bút chì. Do đó, người ta đã làm thân bút chì hình lục giác để khắc phục tình trạng trên.

Ví dụ 2: Balo thú cùng ra đời để giải quyết vấn đề vận chuyển thú cùng an toàn, thuận tiện và dễ dàng hơn.

Thực hành: Hãy viết xuống ý tưởng kinh doanh bạn muốn thực hiện sau khi áp dụng các cách thức nêu trên.

Vấn đề bạn đang quan tâm hiện nay là gì? Giải pháp của bạn với vấn đề đó?

2. Quy tắc khởi sự kinh doanh thành công

6 ĐỪNG

3 PHẢI

4 NÊN

Đừng đánh mất thứ đang có sẵn

Phát triển từ thấp đến cao

Nghĩ lớn - Làm nhỏ - Bắt đầu ngay

Đừng lo cơ hội không đến với mình

Đặt ra rủi ro cao nhất

Suy nghị có logic- Áp dụng các quy luật

Đừng hưởng lợi một mình: Hãy chia sẻ và hợp tác

Kỷ luật với chính bản thân mình

Xác định mục đích cuộc đời, kiên trì phấn đấu

Đừng liều đầu tư khi: Chưa nghiên cứu kỹ; chưa có phản biện tốt

Tìm bạn đồng hành, tìm thầy để học

 

Đừng gian dối, vi phạm pháp luật

   

Đừng coi thường đạo đức, văn hóa, sự giao lưu.

   

3. Nhưng lý do khiến chủ doanh nghiệp thất bại

Quản lý tiền mặt và các khoản tín dụng kém: Cho phép khách hàng mua và trả chậm mà không kiểm tra khả năng thanh toán của họ và không có biện pháp thu tiền hợp lý.

Quá nhiều vốn đọng dưới dạng tài sản: Quá nhiều hàng lưu kho, thiết bị và xe cộ mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu hoạt động hàng ngày.

Quản lý hàng lưu kho kém: Trong kho còn tồn đọng quá nhiều loại hàng không đem ra bán hoặc trưng bày được.

Các vấn đề về tiếp thị: Không thể thu hút khách hàng vì quảng nghèo nàn, chất lượng hàng kém, dịch vụ kém và cách trưng bày sản phẩm kém hấp dẫn.

Địa điểm kinh doanh: Vị trí không thuận tiện (ví dụ: quá xa, hay khó tìm)

Tai họa: Mất mát do thiên tai, cháy nổ, hoặc tai họa trong khi người quản lý chưa mua bảo hiểm cho doanh nghiệp. Có gian lận trong sản xuất kinh doanh: Nhân viên ăn trộm tiền hoặc hàng hóa của doanh nghiệp.

Chi phí tốn kém: Không kiểm soát tốt các chi phí như chi phí đi lại, điện nước, điện thoại, mặt bằng,…

Chủ doanh nghiệp không tận tâm, tận lực với doanh nghiệp

4. Điều gì giúp doanh nghiệp nhỏ thành công?

Đối với mô hình kinh doanh thương mại:

  • Địa điểm và hình thức đẹp
  • Phương pháp, chiến lược bán hàng lớn
  • Phong phú loại hàng hóa
  • Giá cả phải chăng
  • Lượng hàng lưu kho hợp lý
  • Tôn trọng khách hàng và chăm sóc khách hàng tốt

Đối với mô hình kinh doanh dịch vụ:

  • Cung cấp dịch vụ đúng lúc
  • Chất lượng dịch vụ cao
  • Vị trí thuận lợi
  • Thỏa mãn khách hàng
  • Giá cả hợp lý
  • Dịch vụ sau bán hàng tốt

Đối với mô hình kinh doanh sản xuất (phi nông nghiệp):

  • Sản xuất hiệu quả
  • Bố trí nhà xưởng hợp lý
  • Cung cấp nguyên vật liệu hiệu quả
  • Năng suất cao
  • Chất lượng sản phẩm cao Ít thất thoát

Đối với mô hình kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp:

  • Sử dụng hiệu quả đất đai và nguồn nước
  • Bán các sản phẩm tươi sống
  • Chi phí sản xuất thấp
  • Thay thế, bổ sung những nguồn đã sử dụng
  • Chi phí vận chuyển đến thị trường hợp lý
  • Bảo tồn đất đai, nguồn nước

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi sự và phát triển kinh doanh dành cho phụ nữ (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang