Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 08/11/2021, 00:00

Kiến thức khởi nghiệp: CFO là gì? (Phần 2)

Tiếp theo...

3. Yêu cầu cơ bản để trở thành CFO

4 kỹ năng tài chính của một CFO bao gồm:

  • Kỹ năng phân tích tài chính: đây là kỹ năng quan trọng nhất, kỹ năng này giúp giám đốc tài chính CFO có thể phân tích, nắm bắt được tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Và có thể nhanh chóng tìm ra lỗ hổng trong tài chính để kịp thời ứng phó.
  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: CFO có thể hình dung được kế hoạch dùng tiền cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản trị dòng tiền: để tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả, hoặc thâm hụt lớn, các CFO nhất định phải nắm rõ kỹ năng này diều chỉnh chuyển dòng tiền ra vào doanh nghiệp một cách hợp lí
  • Kỹ năng quản trị tài chính dự án: CFO sẽ dựa vào đây để quản lý dòng tiền cho các dự án, và tìm ra phương pháp tài chính phù hợp cho từng dự án.

CFO buộc phải sở hữu những kiến thức căn bản về tài chính, đó là các kỹ năng về đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính, quản lý tài chính. Ngoài những kỹ năng mang tính chuyên môn nói trên thì CFO cần có những kỹ năng mềm để quản lý và làm việc hiệu quả như:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: hầu hết mọi công việc dều nảy sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt trong ngành tài chính liên quan đến số liệu và dòng tiền, cấc CFO phải có kỹ năng phân tích, trực giác và giải quyết vấn đề tốt thì mới đem lại kết quả tốt nhất và lợi nhuận cao cho công ty.
  • Kỹ năng thuyết phục: với vai trò là một nhà ngoại giao, CFO cần có kỹ năng đàm phán tốt, có khả năng trình bài hoạch định các chiến lược, đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc, và có sức thuyết phục đối tác cao.
  • Kỹ năng xây dựng tương lai: CFO phải có tầm nhìn xa trông rộng vận dụng các nhân tố,con số , cơ hội và cả rủi ro tiềm ẩn, không vì những cái lợi ích nhỏ trước mắt mà bị cám dỗ
  • Kỹ năng nhẫn nại: mục tiêu vì tương lai của công ty là mục tiêu dài hạn, vì vậy các CFO phải nhẫn nại, học cách kiên nhẫn, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và làm việc một các nghiêm túc.
  • Kỹ năng quan sát: người có kỹ năng quan sát thường sẽ thành công trên thương trường. Với một cái đầu nhạy bén, quan sát nắm bắt sự việc trên nhiều mặt sẽ giúp CFO nắm bắt được bản chất vấn đề, chứ không chỉ là bề nổi của sự việc
  • Kỹ năng ứng biến: Kỹ năng này là sự kết hợp của việc quan sát tốt và xử lí vấn đề nhanh nhạy, để ứng phó với những thay đổi bất chợt. Các CFO phải bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết đối với những tình huống chưa hề dự liệu trước hay chưa được nghĩ tới do nền kinh tế gây ra.
  • Kỹ năng tập trung: làm bất kỳ công việc gì bạn đều cần sự tập trung, tuy nhiên với CFO càng cần rèn luyện một tư duy, một kỹ năng cho sự tập trung để làm việc có hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.

4. Mức lương của CFO là bao nhiêu?

Như thông tin nêu trên bạn đã biết không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp đỏ mắt đi tìm các Giám đốc Tài chính, bởi vì yêu cầu nghề nghiệp rất khắt khe, và tất nhiên cùng với đó mức độ đãi ngộ cũng rất tốt.

Mức lương cứng của Giám đốc Tài chính tại một công ty nhỏ cũng tối thiểu là 15 triệu/tháng. Trung bình mức lương của giám đốc tài chính tại Việt Nam rơi vào khoảng 40-50 triệu/tháng. Và mức lương này có thể tăng đến vài trăm hoặc tiền tỷ mỗi tháng tùy theo năng lực của mỗi CFO.

Đây được xem là mức lương hấp dẫn đủ để thấy vị trí Giám đốc tài chính trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu không nói quá lên thì vị trí này được xem là “cánh tay phải đắc lực” của những nhà lãnh đạo.

5. Con đường thăng tiến sự nghiệp của CFO

Nhân viên tài chính với con đường sự nghiệp, từ

  • Khi mới vào nghề thông thường sẽ làm ở vị trí Chuyên viên phân tích tài chính ( Financial Analyst).
  • Sau đó, nếu làm việc tốt họ sẽ thăng tiến đến Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst); Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller);
  • Kế tiếp là vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager);
  • Và cao hơn nữa là Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director).

Một hướng khác cho những bạn bắt đầu từ vị trí kế toán viên, bạn cần vài năm kinh nghiệm làm việc, tích lũy các kỹ năng và kiến thức về Phân tích Tài chính, Quản trị dòng tiền, Quản trị tài chính dự án, Lập kế hoạch Tài chính. Thực sự đủ năng lực, bạn có thể kiêm nhiệm kế toán trưởng và sau đó từng bước trở thành Giám đốc Tài chính doanh nghiệp.

Công việc của CFO gắn liền với các quyết định tài chính. Giám đốc Tài chính cần một nền tảng kiến thức chuyên sâu về Kế Toán, Tài chính Quốc tế, Tín dụng, Pháp luật về tài chính, và những kiến thức về môi trường kinh doanh. Vì những kiến thức và kỹ năng CFO cần có rất đặc thù nên nếu bạn muốn trở thành CFO thì nên đi theo hướng đào tạo bài bản hơn là tự học.

  • Đầu tiên, bạn cần lấy bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính để có kiến thức cơ bản vững chắc.
  • Sau đó, bạn nên theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Account (CPA), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA) để lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế.

(Còn tiếp…)

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức khởi nghiệp: CFO là gì? (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang