Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 08/11/2021, 00:00

Kiến thức khởi nghiệp: CFO là gì? (Phần 5)

Tiếp theo...

9. Những giám đốc tài chính nổi tiếng thế giới

Cùng điểm qua 4 giám đốc tài chính nổi tiếng nhất thế giới cũng như con đường giúp họ trở thành 1 CFO đầy quyền lực nhé.

9.1. Nikki Haley – Một trong những phụ nữ quyền lực tại Mỹ

Nimrata “Nikki” Haley (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1972) là Đại sứ thứ 29 của Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc. Bà từng là thống đốc thứ 116 của Nam Carolina và là cựu thành viên của Hạ viện Nam Carolina.

Haley chính là thống đốc nữ đầu tiên của Nam Carolina và là người Mỹ gốc Ấn thứ hai (Sau thống đốc Đảng cộng hòa của tiểu bang Louisiana – Bobby Jindal).

Ở tuổi 12, bà đã bắt đầu giúp đỡ bố mẹ với công việc sổ sách kế toán trong cửa hàng quần áo nữ của mẹ mình, Exotica International.

Năm 1989, Haley tốt nghiệp trường dự bị Orangeburg và tốt nghiệp đại học Clemson với bằng cử nhân kế toán.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà làm việc cho FCR Corporation – một công ty quản lý và tái chế chất thải trước khi bắt đầu công việc kinh doanh quần áo cùng gia đình. Sau đó bà chính thức trở thành người điều hành cũng như giám đốc tài chính của Exotica International.

Nikki Haley, chính trị gia có thể lay chuyển cả tổng thổng Donald Trump

Haley được ghi tên vào ban giám đốc của phòng Thương mại Orangeburg County vào năm 1998 và được bổ nhiệm vào ban giám đốc của phòng Thương mại Lexington năm 2003.

Bà trở thành thủ quỹ của Hiệp hội các nữ chủ doanh nghiệp quốc gia vào năm 2003 và chủ tịch năm 2004.

Nikki Haley không đóng vai trò một giám đốc tài chính nổi tiếng mà thay vào đó, bà được mọi người biết đến như một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn của đất nước Mỹ.

9.2. Jay Rasulo – Cuộc đời gắn liền với Walt Disney

James A “Jay” Rasulo là người gốc New York. Ông tốt nghiệp đại học Columbia với tấm bằng kinh tế và 2 tấm bằng thạc sĩ kinh tế, thạc sĩ quản trị kinh doanh của đại học Chicago. Sau tốt nghiệp, Rasulo đã làm việc cho ngân hàng Chase Manhattan và tập đoàn Marriot.

Rasulo bên cạnh chú chuột Mickey nổi tiếng của hãng Walt Disney

Năm 1986, ông gia nhập công ty Walt Disney với tư cách là giám đốc kế hoạch chiến lược doanh nghiệp và sau đó trở thành phó chủ tịch cấp cao, nơi ông giúp các doanh nghiệp bất động sản của Walt Disney phát triển.

Sau hai năm làm phó chủ tịch cấp cao của Liên minh doanh nghiệp và ba năm với khu vui chơi giải trí Disney, Rasulo chính thức trở thành phó chủ tịch điều hành của Euro Disney SCA và làm việc tại khu nghỉ dưỡng Disneyland tại Paris.

Rasulo là phó giám đốc điều hành kiêm giám đốc tài chính nổi tiếng của công ty Walt Disney trước khi Christine McCarthy trở thành người kế nghiệm ông vào năm 2015.

9.3. Hans Vestberg – Giám đốc tài chính công ty viễn thông Ericsson

Hans Vestberg là một doanh nhân người Thụy Điển và hiện tại đang là CEO của công ty viễn thông Ericsson. Ông sở hữu bằng cử nhân Quản trị kinh doanh của Đại học Uppsala.

Giám đốc tài chính nổi tiếng của Ericsson

Vestberg gia nhập Ericsson Cables tại quê nhà Hudiksvall vào năm 1988. Ông có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như trải nghiệm thị trường quốc tế, nắm giữ nhiều vị trí quản lý khác nhau cho Ericsson tại Trung Quốc, Brazil, Mexico và Mỹ.

Từ năm 1998 đến năm 2000, Vestberg giữ chức vụ giám đốc tài chính cho Ericsson tại Brazil và giám đốc tài chính cho Ericsson ở Bắc Mỹ (năm 2000 – 2002).

Từ năm 2002 – 2003, ông giữ chức Chủ tịch Ericsson tại Mexico. Tháng 1 năm 2010, ông trở thành giám đốc điều hành của Ericsson, thay thế cho Carl Henric Svanberg. Ông cũng là CFO cho Ericsson từ năm 2007 đến năm 2009.

Tháng 4 năm 2017, ông gia nhập Verizon với chức vụ Phó chủ tịch điều hành của nhóm mạng và công nghệ mới. Ông được xem như là một cfo nổi tiếng thế giới trong suốt quá trình làm việc tại Ericsson.

9.4. Lloyd Levitin – Giáo sư đại học Nam California

Lloyd A. Levitin (1932) là một nhà kinh doanh người Mỹ. Ông từng là giám đốc điều hành kinh doanh và hiện đang là giáo sư lâm sàng tài chính và kinh doanh kinh tế học tại trường kinh doanh Đại học Nam California. Ông chuyên giảng dạy các khóa phân tích và định giá tài chính trong các chương trình MBA và đại học toàn thời gian.

Lloyd Levitin bên cạnh vợ mình là Sonia Levitin

Ông đã xuất bản các bài viết về sự đa dạng hóa công ty và phạm vi, trách nhiệm của các kế toán viên đối với các báo cáo tài chính bị lỗi.

Ông đồng thời cũng là phó chủ tịch điều hành, thủ quỹ kiêm giám đốc tài chính của doanh nghiệp Thái Bình Dương (nay là Sempra Energy) cũng như phó chủ tịch điều hành và CFO của Công ty Khí ga Nam California (thuộc sở hữu của Pacific Enterprises).

Levitin với 31 năm kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp. Trước đó, ông là phó giáo sư kinh doanh tại Đại học bang San Francisco. Ông cũng sở hữu chứng chỉ CPA.

9.5. Gary Crittenden – Giám đốc tài chính Gary Crittenden

American Express từ lâu đã được mọi người biết đến là một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia, nổi tiếng với các mặt hàng như thẻ tín dụng, thẻ tính phí, séc du lịch,… Tuy nhiên hiếm có ai biết được rằng đứng sau sự thành công vang dội ấy là một CFO nổi tiếng đầy tài năng – Gary Crittenden.

Giám đốc tài chính CFO Gary Crittenden

Sau khi tốt nghiệp Brigham Young University, ông tiếp tục học và hoàn thiện tấm bằng thạc sĩ tại một trong những ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới – Harvard Business School. Mãi cho đến tận năm 2000, ông mới hợp tác làm việc với American Express, và từ đây, ông đã tạo ra những thay đổi, những phát triển vượt bậc, giúp công ty phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Tại American Express, ông luôn đưa ra cho bản thân mình một câu hỏi lớn đó là làm sao có thể tiên tiến hóa bộ máy tài chính của công ty, giúp cho nó bớt cồng kềnh mà lại đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được điều đó, ông đã mạnh tay cắt giảm hàng loạt những nhân sự thừa thãi của công ty, con số bị sa thải lên đến hơn 1000 người.

Ông thúc đẩy một cách mạnh mẽ những người ở lại theo ông là có năng lực thực sự làm việc hết sức mình, tạo ra giá trị có ích cho công ty. Nhờ có sự cắt giảm mang tính lịch sử đó, American Express đã tiết kiệm được 100 triệu USD/năm và hiệu quả một cách tích cực hơn khi không phải gánh vác một bộ máy quá lớn và không làm được việc.

Không chỉ tinh giản bộ máy tài chính, ông cùng với cộng sự của mình tổng cải tiến lại quy trình hoạch định ngân sách của công ty. Thay vì cách truyền thống một lần mỗi năm mang theo những số liệu lỗi thời, ông tiến hành quá trình này theo “chiến thuật kép” khiến cho thông tin có tính giá trị hiện thời, giúp công ty đưa ra kế hoạch đầu tư nhanh nhất.

Nhờ có đóng góp mang tính lịch sử đó, Gary Crittenden được mệnh danh là “kẻ vô địch về sự thay đổi”, trở thành một trong những CFO nổi tiếng thế giới và có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trong lĩnh vực hoạch định tài chính.

9.6. Jim Parker – Giám đốc tài chính tài năng

Khác với Gary Crittenden, Jim Parker là một Giám đốc tài chính nổi tiếng với lời khuyên gần như đi vào huyền thoại “Nhân tài là cốt lõi và tiết giảm chi phí một cách khôn ngoan.

Chân dung vị giám đốc tài chính tài năng Jim Parker

Ông làm việc tại GE, một công ty lớn với thương hiệu có giá trị thứ tư trên toàn thế giới. Trong suốt 15 năm giữ chức Giám đốc tài chính tại GE, ông đã tạo ra những bước tiến lớn làm cho tất thảy những người trong nghề phải kinh ngạc về tài năng hoạch định cũng như hướng chiến lược của ông.

Thứ nhất, đó là cách ông sử dụng nguồn nhân lực. Như đã nói ở trên, Jim Parker là một người lãnh đạo vô cùng coi trọng nhân tài. Vì thế cho nên, trong quá trình tuyển chọn cộng sự cho mình, ông đã đưa ra một quy trình vô cùng khắt khe, tưởng chừng như không thể. Ông đã tiến hành một chiến dịch lớn mà hiện nay các tập đoàn lớn vẫn thường sử dụng đó là “săn đầu người”.

Nghe có vẻ kinh khủng nhưng thật ra vị CFO nổi tiếng và tài ba này có nguyên tắc chỉ tuyển chọn những sinh viên đã tốt nghiệp với bảng điểm thật sự xuất sắc, có tố chất tốt và khả năng tư duy nhạy bén. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, sau tuyển chọn đợt đầu, tất cả những ứng viên sáng giá nhất sẽ  bước vào quá trình đào tạo nâng cao với thời gian dài, khoảng từ 4 đến 5 năm với lịch trình làm việc dày đặc.

Sau khi được rèn dũa cẩn thận, ông sẽ đưa họ giữ những chức vụ quan trọng tron g bộ máy tài chính. Từ đó cùng ông làm việc để đưa công ty phát triển.

Thứ hai, ông cũng được coi là bậc thầy trong việc cắt giảm chi phí. Khi GE đứng trước tình hình khủng hoảng kéo dài, Parker đã quyết định cắt giảm những công việc có tính chất thủ công, không hoặc ít có hiệu quả. Bên cạnh đó, ông tiếng hành song song việc bán 60% cổ phần chi nhánh quan trọng và đưa về xác nhập với chi nhánh mới tại Ấn Độ.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức khởi nghiệp: CFO là gì? (Phần 5) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang