Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 30/03/2022, 09:37

Kiến thức khởi nghiệp: Kinh doanh theo mạng (phần 1)

.

Trong mô hình kinh doanh truyền thống, sản phẩm xuất xưởng từ nhà sản xuất, để đến được tay người tiêu dùng cần phải đi qua rất nhiều các khâu trung gian như các Tổng đại lý, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, và cuối cùng là đến các cửa hang bán lẻ gần nhà chúng ta.

Khi qua những khâu trung gian này, nhà sản xuất cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi trả cho vận chuyển, kho hàng, điện nước, bến bãi, nhân công...v.v. ước tính chiếm từ 30-40% giá thành một sản phẩm. Ngoài ra, để tiếp cận người tiêu dung một cách dễ dàng hơn, nhà sản xuất còn phải có những chiến lược như: Quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại sản phẩm. Những khâu này thường chiếm khoảng 40% giá thành một sản phẩm do chi phí cho báo chí, truyền hình, người mẫu là vô cùng tốn kém. Nói tóm lại một sản phẩm khi đến tay người tiêu dung có giá bán lẻ là 100% thì giá xuất xưởng của nó tại nhà sản xuất chỉ khoảng từ 20-30%.

Có thể nói phương pháp kinh doanh truyền thống là một mô hình kinh doanh tốt, và đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã song song tồn tại một mô hình kinh doanh rất hiện đại, thực sự mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng, được gọi là kinh doanh theo mạng.

Kinh doanh theo mạng là gì?

Kinh doanh theo mạng (MLM) là kinh doanh mà sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua một mạng lưới các nhà phân phối của công ty chính là những người tiêu dung tích cực và thường xuyên của công ty kết nối lại với nhau...

Sự ra đời của ngành MLM gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng MLM vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được gọi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.

Ưu điểm của kinh doanh theo mạng

Đối với các Công ty kinh doanh theo mạng

  • Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí quảng cáo khổng lồ. Không phải bỏ tiền ra quảng cáo trước. 
  • Chi phí tiết kiệm được chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phẩm mang tính ưu việt cao: độc đáo, độc quyền, chất lượng cực tốt để hướng đến thuyết phục và làm hài lòng người tiêu dùng 100%. Bởi vì cơ sở ngành nghề này là: NIỀM TIN VỀ SẢN PHẨM được lan truyền từ người này sang người khác. Sản phẩm phải cực kỳ tốt thì qui trình này mới diễn ra, kinh doanh mới phát triển.
  • Chống được hiện tượng hàng gian, hàng giả vì sản phẩm được phân phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng.
  • Tạo ra 1 lực lượng tiếp thị, tư vấn, đội ngũ bán hàng khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và ổn định bền lâu. Nhiều Công ty doanh số vẫn tăng trưởng dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn khu vực.
  • Tạo ra 1 ý tướng sống rất nhân bản “ KHỎE, ĐẸP, GIÀU VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG, ĐỒNG ĐỘI, TIỀN TÀI, BẠN BÈ, THỜI GIAN, TỰ DO … “ ; Điều mà Ngành kinh doanh truyền thống rất khó đạt được.
  • Đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và được bảo vệ công bằng bởi luật pháp và các hiệp hội ngành nghề M.L.M. quốc tế và trong nước.

Đối với xã hội và đất nước:

  • Xã hội tiết kiệm được chi phí rất lớn dành cho quảng cáo, khuyến mãi. Những chi phí khổng lồ này đối với người dân và xã hội là VÔ ÍCH xét về 1 mặt nào đó.
  • Tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh hơn.
  • Huy động được nguồn vốn và sức lao động nhàn rỗi hoặc dư thừa trong nhân dân. Góp phần thực hiện chương trình XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO của nhà nước và toàn dân. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt những người trên 45 tuổi ( Các Công ty truyền thống chỉ tuyển người từ 20 ~ 45 tuổi ) và những người không có điều kiện xin việc làm do trình độ, tay nghề hoặc sức khỏe…
  • Kích thích tiêu dùng, tăng thị phần kinh doanh, góp phần nâng cao mặt bằng mức sống xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.
  • Đóng góp, tăng cường đáng kể ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội. Điển hình một số công ty các năm qua đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng (theo báo Tuổi trẻ và Thanh niên) qua các loại thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế môn bài, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế thu nhập của các nhà phân phối… và tài trợ các chương trình nhân đạo vì người nghèo, vì học sinh bất hạnh, vì người già cô đơn…

Hiện nay ở nhiều nước, luật về KDTM đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối độc lập và ngăn chặn các hình tháp ảo. Các trường đại học lớn đều có khoa KDTM, hàng vạn cuốn sách về KDTM đã ra đời để giúp các nhà phân phối độc lập nắm bắt được phương pháp làm việc.

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức khởi nghiệp: Kinh doanh theo mạng (phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang