Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 28/02/2022, 09:28

Kiến thức khởi nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh (phần 1)

Những ý tưởng kinh doanh khác nhau sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp cho mỗi ý tưởng đấy. Bạn cần xác định mô hình kinh doanh phù hợp và đem lại hiệu quả riêng.

1. Thế nào là mô hình kinh doanh?

Mô hình kinh doanh có thể được hiểu đơn giản là một khuôn mẫu mà dựa vào đó để công ty tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Nhìn chung, mô hình kinh doanh chắt lọc những tiềm năng của một tổ chức theo bản chất của nó, cung cấp một khuôn khổ để thành công và vượt qua các thách thức khác.

Mô hình kinh doanh là tất cả những hướng đi của chủ doanh nghiệp đề ra để phát triển theo nó ví dụ như: khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, tài nguyên chính, luồng doanh thu,… Từ đó để mọi thành viên trong công ty sẽ cùng chung một suy nghĩ, mục đích và chung một hành động để đưa công ty ngày một lớn mạnh hơn rất nhiều.

2. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. Bởi nó xác định được vị trí của công ty trên thị trường và vạch ra những việc phải thực hiện để đạt được điều đó. Nó được ví như là DNA của Doanh nghiệp và nó định hướng được sự thành công cho công ty trong tương lai.

Việc triển khai và thực hiện một mô hình kinh doanh nào đó cũng buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ sâu sắc và quyết định khó khăn.

Xây dựng mô hình kinh doanh cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo suy nghĩ từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là hiểu rõ hơn về những gì quan trọng đối với khách hàng và làm thế nào để cung cấp tốt nhất giá trị thực cho họ.

Cách thức xây dựng cũng sẽ khác nhau nhưng luôn phải đảm bảo những yếu tố cốt lõi. Bạn cần xác định mô hình kinh doanh dựa trên các tiêu chí sau:

+ Khách hàng của bạn thuộc tầng lớp nào, độ tuổi nào? Là những ai?

+ Sản phẩm của bạn đem lại lợi ích gì cho họ?

+ Bạn đưa sản phẩm đến tay họ bằng cách nào?

+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn lựa chọn có phù hợp và tốt cho khách hàng của bạn không?

+ Lợi nhuận bạn thu về được bao nhiêu?

+ Bạn sẽ triển khai những hoạt động kinh doanh như thế nào?

+ Bạn cần nguồn nhân viên như thế nào?

+ Bạn có hợp tác với ai nữa không?

+ Vốn bạn cần phải có để thực hiện kinh doanh là bao nhiêu?

Dưới đây là những bước mà bạn cần phải nắm rõ trước khi xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả.

Nghiên cứu, đánh giá, xác định thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêu

Pain Point (nỗi đau của khách hàng) là những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải.

Quá trình nghiên cứu, đánh giá luôn phải dành cho cả hai đối tượng, đó là thị trường và khách hàng. Và quá trình này vô cùng quan trọng. Hãy đặt ra những câu hỏi như: Thị trường bạn đang nhắm đến có đặc điểm như thế nào? Lĩnh vực đó đã có nhiều đối thủ tham dự hay chưa? Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì? Phân khúc khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến có đặc điểm gì? Phân tích nhân khẩu học của họ. Nhu cầu của họ là gì và sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu đó hay không? So với các đối thủ thì sản phẩm của bạn có điểm gì khác biệt?

Đánh giá đúng được thị trường và xác định rõ được tệp khách hàng mục tiêu sẽ góp phần lớn trong việc bạn có thể đưa ra ý tưởng tốt cho sản phẩm của mình. Từ đó, việc mang đến một sản phẩm phù hợp với khách hàng sẽ đạt tỷ lệ thành công cao.

Xây dựng ý tưởng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu

Ngay sau khi có những kết quả ban đầu về việc nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu, đây là lúc các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc lên ý tưởng sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ mẫu mã, chất lượng và giá cả. 

Điều quan trọng là sản phẩm của bạn phải tạo ra được chất lượng khác biệt so với các đối thủ cùng phân khúc, hoặc tạo ra sự cạnh tranh nhất định về giá cả hay mẫu mã, làm sao để ngay từ bước đầu có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, sau đó là khiến họ được tận hưởng cảm giác sử dụng sản phẩm xứng với những đồng tiền họ bỏ ra mua.

Hãy chắc chắn ý tưởng kinh doanh của bạn có những yếu tố sau:

+ Yếu tố khác biệt: muốn phát triển thành công ý tưởng của bạn cần phải có sự khác biệt chẳng hạn như sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn những sản phẩm cùng loại khác, hình thức bán hàng của bạn đặc biệt chỗ nào? …. Nếu không thể đảm bảo việc có sự khác biệt, chí ít các bạn cũng cần đảm bảo yếu tố nổi bật cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của bạn độc đáo hơn ở điểm nào? Lợi ích khách hàng nhận được khác hơn như thế nào so với lợi ích khách hàng của các đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng với bạn?

+ Yếu tố phù hợp: ý tưởng kinh doanh cần có sự khác biệt nhưng không phải bạn đưa ý tưởng của mình trở thành ý tưởng bất khả thi, không phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và đặc biệt là không phù hợp với tầng lớp, thị trường kinh doanh mà bạn muốn hướng đến. Hãy tìm sự khác biệt cho ý tưởng nhưng vẫn đảm bảo điều kiện phù hợp của ý tưởng đó với tình hình chung.

+ Yếu tố triển vọng: Sau khi đảm bảo ý tưởng của bạn có sự khác biệt và phù hợp, bạn nên cân nhắc xem con đường này bạn đi được bao xa và bao lâu. Liệu rằng ý tưởng kinh doanh này của bạn sẽ tồn tại được trong thời gian bao lâu? Lợi nhuận bạn thu về có được như mong muốn và thị trường kinh doanh có được mở rộng hay không là những câu hỏi bạn cần phải trả lời để đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ thành công.

Quỳnh Như (tổng hợp)

(còn tiếp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức khởi nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh (phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang