Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 28/02/2022, 09:31

Kiến thức khởi nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh (phần 2)

Cùng theo dõi phần cuối về xây dựng mô hình kinh doanh nào!

Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với chi phí phù hợp

Sau khi ý tưởng sản phẩm được hình thành trên giấy, bước tiếp theo bạn cần phải bắt tay vào sản xuất, hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Quá trình này không chỉ tốn nhiều công sức mà còn khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là startup đau đầu về chi phí bỏ ra. Mọi thứ đều chỉ đẹp khi còn ở trên giấy, và khi bắt tay vào làm, bạn phải đối mặt với thực tế chi phí bỏ ra, làm sao để chi phí bỏ ra thấp nhất và thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất.

Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất là những điều bạn cần nghĩ đến. Với những doanh nghiệp có mô hình sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ cao, chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn, lẽ dĩ nhiên là do họ đã có đầu tư vào bộ cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tìm cách hạ thấp chi phí bằng cách tìm đến các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá cả phải chăng và chất lượng vẫn được đảm bảo.

Trong giai đoạn đầu, việc tuyển chọn nhân công cũng cần diễn ra cực kỳ cẩn thận và tối ưu nhất có thể, tránh trường hợp lãng phí không cần thiết. Điều quan trọng nhất, là bạn phải giám sát chặt chẽ mọi khâu trong quá trình sản xuất trên, đảm bảo không xảy ra bất cứ sai sót nào khi đưa sản phẩm tới tay khách hàng.

Xây dựng chiến lược marketing

Bạn sẽ sử dụng những các nào để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay khách hàng? Quảng bá sản phẩm tới tay khách hàng bằng cách kết hợp các hình thức marketing hiện đại và truyền thống như: quảng bá trên các kênh digital marketing (social media, website, blog,…), tổ chức các event, workshop ra mắt sản phẩm, phát flyers, dán banner tại các khu vực trung tâm thu hút sự chú ý,…

Điều quan trọng cho lần ra mắt sản phẩm này chính là chọn được chương trình ưu đãi hợp lý và thu thập được phản hồi của khách hàng sau chương trình. Đây sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để bạn có thể tận dụng rút kinh nghiệm và phát triển cho sản phẩm sau tốt hơn, vì kinh doanh chính là quá trình thử nghiệm, đo lường rồi lại thử nghiệm.

Ngay từ giai đoạn đầu, bạn phải thực hành phương châm kiếm tiền trước tiên để giúp công ty ổn định, rồi mới từ từ phát triển công ty lên được. Hãy trân trọng từng hợp đồng, từng khách hàng cho dù giá trị nhận được là nhỏ nhất.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt tay vào hoạt động

Sau khi đã có trong tay mô hình kinh doanh hiệu quả với nhiều lần thử nghiệm sản phẩm và đưa tới khách hàng, bước cuối cùng các doanh nhân cần làm là thực tế hóa mô hình kinh doanh, hoàn thiện dần dần việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, tuyển chọn đủ nguồn nhân lực và vốn đầu tư, đồng thời liên tục tìm kiếm những đối tác tiềm năng để hợp tác lâu dài và bền vững trong tương lai.

Biến mình trở nên tốt đẹp hơn chính là lúc bạn thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Việc hợp tác phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tức là nếu bạn nhận được nguồn vốn đầu tư từ bên họ, bạn cũng phải chứng minh được hiệu quả kinh doanh tốt trong một thời gian nhất định, đồng thời đem lại lợi nhuận tối ưu nhất có thể.

3. Bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh doanh này bằng cách nào, ở đâu?

Các bạn có thể học online thông qua các trang web dạy trực tuyến hay đăng ký học các khóa học ngắn hạn ở những trung tâm được kết nối giáo dục với các trường đại học, doanh nghiệp lớn. Sự kết nối này sẽ giúp cho nội dung của chương trình học mang tính thực tiễn nhiều hơn. Các bạn sẽ được học tập và luyện thi chứng chỉ sau khi đăng ký những khóa học đó.

Ngoài ra, với mạng Internet hiện đại ngày nay, các bạn nên đăng ký các gói dịch vụ trực tuyến để các nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng tra cứu thông tin thí sinh, từ đó biết được thông tin của các bạn để có thể tư vấn hỗ trợ các bạn giải đáp thắc mắc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ dễ dàng đăng nhập thông tin thí sinh để kiểm tra kết quả học tập của bản thân hoặc gửi những thắc mắc đến các trung tâm đào tạo một cách thuận tiện hơn.

Tóm lại, đối với giới trẻ khởi nghiệp, các bạn hãy vững lòng tin, đừng bao giờ bỏ cuộc khi gặp thất bại. Hãy nhớ trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản về kinh doanh trước khi bắt tay vào kinh doanh nhé. Hi vọng bài viết sẽ mang lại lợi ích cho các bạn./.

Quỳnh Như (tổng hợp)

Hết

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức khởi nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang