Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 09/03/2022, 09:22

Kiến thức kinh doanh: Quản lý thu chi doanh nghiệp - 4 cách quản lý chi tiêu hiệu quả (phần 3)

Việc quản lý thu chi đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để giải quyết bài toán thu chi là nỗi đau đầu của nhiều doanh nghiệp.

Lập sơ đồ thu chi của doanh nghiệp

Để quản lý thu chi một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải xác định rõ một sơ đồ quản lý. Khi các khoản thu, chi và quỹ doanh nghiệp được ghi chép một cách rõ ràng và và có quy củ thì công việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Các khoản thu

  • Các khoản thu của doanh nghiệp sẽ đến từ các nguồn sau:
  • Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: đây là khoản thu chính từ công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Doanh thu từ chuyển nhượng: đây là khoản thu có được từ việc chuyển nhượng vốn, bất động sản, dự án đầu tư, chứng khoán hay chuyển nhượng quyền sở hữu.
  • Doanh thu cho thuê tài sản
  • Doanh thu chuyển nhượng, thanh lý
  • Các khoản thu đến từ những khoản nợ khó đòi đã đòi được hay khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ

Các khoản chi

  • Chi phí vật liệu, công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh
  • Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản bảo hiểm và các khoản trích trên lương
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,...)
  • Chi phí bằng tiền khác (hội nghị khách hàng, tiếp khách)

Các loại quỹ doanh nghiệp

  • Quỹ đầu tư và phát triển
  • Quỹ khen thưởng
  • Quỹ dự phòng tài chính
  • Quỹ phúc lợi
  • Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

Từ các khoản thu chi trên thì ta có thể thấy rằng việc quản lý thu chi trong doanh nghiệp có lớn hơn và phức tạp hơn so với việc quản lý thu chi của cửa hàng. Nhiều khoản thu chi hơn đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng và kinh nghiệm mới có thể theo dõi và kiểm soát một cách hiệu quả được.

Quản lý các dòng tiền

Mỗi năm doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khoản thu chi, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề thu chi, cắt giảm chi phí.

  • Chia các dòng tiền cho nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau: tiền lương, tiền thu nợ, đồng thời đóng các tài khoản không còn hoạt động hoặc hợp nhất những tài khoản ít hoạt động. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những chi phí không cần thiết.
  • Thương lượng với các ngân hàng về các điều kiện tốt nhất (ví dụ như lệ phí hay lãi suất của các tài khoản).
  • Làm việc với các tài khoản ngân hàng một cách chặt chẽ, giám sát các giao dịch và số dư ngân hàng.
  • Cân đối các tài khoản ngân hàng một cách thường xuyên và theo dõi các khoản chênh lệch.
  • Tối ưu hóa các khoản thanh toán cho nhà cung cấp bằng việc sử dụng điều kiện tín dụng và lập trình thanh toán đúng hạn. (ví dụ 30 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn).
  • Tận dụng khoản chiết khấu khi thanh toán sớm (ví dụ 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày).

Quỳnh Như (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức kinh doanh: Quản lý thu chi doanh nghiệp - 4 cách quản lý chi tiêu hiệu quả (phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang