Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 14/03/2022, 00:00

Kiến thức startup: 3 bước lập kế hoạch bán hàng đa kênh (Phần cuối)

.

4. Những rủi ro có thể gặp phải là gì?

Khi đã kinh doanh thì điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ gặp phải các rủi ro. Phần lớn các rủi ro đều ảnh hưởng đến lợi nhuận, thậm chí dẫn đến phá sản. Vậy làm thế nào biết trước các rủi ro có thể gặp phải để tránh hoặc chủ động đối mặt? Sau đây là một số loại rủi ro phổ biến nhất mà các chủ shop, chủ doanh nghiệp hay gặp phải:

Rủi ro chiến lược

Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo chưa chắc sẽ đem lại thành công mỹ mãn vì thực tế có thể khác xa so với kế hoạch trên giấy. Một số rủi ro chiến lược có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh có thể kể đến như: nhu cầu của khách hàng thay đổi, một đối thủ cạnh tranh…

Để đối phó với các rủi ro này, chủ shop, chủ doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong quản trị, thay đổi mô hình kinh doanh nếu cần thiết.

Rủi ro tài chính

Hầu hết các loại rủi ro đều có ảnh hưởng đến tài chính, làm tăng chi phí phát sinh hoặc gây tổn thất doanh thu. Tuy nhiên rủi ro tài chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền kinh doanh và gây tổn thất nặng nề về mặt tài chính.

Ví dụ bạn có  một khách hàng quen và cho họ mua hàng và thanh toán công nợ sau 1 tháng nhưng bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời nào đó khách hàng đó không trả tiền hoặc trì hoãn thanh toán. Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính đáng kể, nhất là khi bạn phải vay vốn ngân hàng để kinh doanh mà chưa có tiền để xoay vòng.

Rủi ro tài chính là vấn đề thường xuyên gặp phải với các cửa hàng, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như shop kinh doanh hàng nhập khẩu, kinh doanh đồ order… Tỷ giá tiền tệ thay đổi đột ngột có thể khiến bạn bị thất thoát một khoản kha khá khi khi quy đổi.

Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động có thể là từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, mất điện, lỗi kỹ thuật… Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân đến từ chính bộ máy hoạt động của cửa hàng, doanh nghiệp.

Ví dụ một nhân viên trực fanpage Facebook khi khách hàng hỏi về một hàng hóa, nếu không có phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thì rất khó có thể kiểm tra kho hàng và tình trạng sản phẩm để trả lời cho khách, hoặc quy trình làm việc không được chuẩn hóa dẫn đến sai sót, gây thất thoát hàng hóa, doanh thu.

Mặc dù rủi ro hoạt động không gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự sống còn của cửa hàng, doanh nghiệp nhưng nó sẽ âm thầm “giết chết” uy tín và tổn hại đến thương hiệu.

Một nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn quản lý chặt chẽ về hàng hóa, đơn hàng, giao hàng, dòng tiền, công nợ, nhân viên… giúp tránh được các sai sót trong quá trình bán hàng.

Việc quản lý tập trung tất cả các kênh trên một nền tảng duy nhất giúp kết nối các kênh bán hàng với nhau, chủ shop có thể dễ dàng quản lý bán hàng, tạo sự thống nhất ở mọi điểm chạm với khách hàng và làm giảm thiểu tối đa nhân lực và chi phí kinh doanh.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: 3 bước lập kế hoạch bán hàng đa kênh (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang