Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 07/03/2022, 00:00

Kiến thức startup: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa - Vai trò và quy định pháp lý mới nhất (Phần 1)

.

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu chính là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Bên mua hàng sẽ có trách nhiệm nhận hàng hóa và thanh toán tiền cho bên bán. Ngược lại, bên bán sẽ thực hiện giao hàng và thực hiện theo đúng chính sách, phương thức đã được thỏa thuận.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có một số đặc điểm cần lưu ý như sau:

  • Chủ thể của hợp đồng hầu hết là thương nhân: Điều này có thể hiểu là bên bán hoặc cả 2 bên chủ thể đều sẽ là thương nhân. Tuy nhiên, những cá nhân hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với tư cách là bên mua. 
  • Đối tượng của hợp đồng sẽ là hàng hóa: Đối tượng chính của hợp đồng mua bán hàng hóa là sản phẩm hữu hình có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa. Hàng hóa phải là các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ Công Thương quy định. 
  • Mục đích của hợp đồng mua bán hàng là để sinh lời: Tùy trường hợp mà mục đích của các bên trong hợp đồng có thể là sinh lời hay không, tuy nhiên đa phần là có. Những hợp đồng này không mang mục đích sinh lời sẽ không chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, trừ khi bên đó lựa chọn áp dụng Luật thương mại. 

2. Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa

2.1 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Các bên trong hợp đồng cùng thỏa thuận về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi trên thực tế, không phải tất cả hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những loại bị cấm và hạn chế kinh doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện. 

Các loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép thực hiện mua bán theo Điều 25 Luật Thương mại 2005. Điều kiện về số lượng, chất lượng cũng như cách bảo quản, đóng gói hàng hóa sẽ do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. 

Hàng hóa được đưa vào mua bán trên thị trường đều cần phải được dán nhãn và nội dung trên nhãn phải đảm bảo các yếu tố như tên hàng, tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa. 

Tùy mặt hàng mà nội dung trên nhãn sẽ bao gồm các thông tin cụ thể như hạn dùng, thành phần định lượng, thông số kỹ thuật, hệ số an toàn,...Nhãn dán sẽ được đặt ở các vị trí dễ quan sát và thông tin trên nhãn phải đảm bảo tính chính xác. 

2.2 Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải có quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn như trên để đảm bảo khi các trường hợp không như thỏa thuận thì hợp đồng sẽ là căn cứ để phía mua từ chối mua hàng.

Trong trường hợp không có các quy định cụ thể thì hàng hóa được giải quyết theo các quy định của pháp luật. Khi này, hàng hóa không phù hợp sẽ thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại
  • Hàng hóa không phù hợp với mục đích bên mua yêu cầu
  • Hàng hóa không được bảo quản hay đóng gói theo cách thức thông thường

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa - Vai trò và quy định pháp lý mới nhất (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang