Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 07/03/2022, 00:00

Kiến thức startup: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa - Vai trò và quy định pháp lý mới nhất (Phần 2)

.

2.3 Hàng hóa khiếm khuyết

Bên bán sẽ là người chịu trách nhiệm về các khiếm khuyết của hàng hóa có trước thời điểm hàng hóa được giao cho bên mua, ngay cả khi khiếm khuyết được phát hiện sau khi bên mua nhận hàng. 

Trong trường hợp khi ký hợp đồng, bên mua đã biết về các khiếm khuyết của hàng hóa nhưng vẫn chấp nhận ký thì bên bán sẽ không cần chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa. 

Trường hợp bên mua nhận hàng về mà khiếm khuyết của hàng hóa mới phát sinh do lỗi của bên bán thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm. 

2.4 Giá của hợp đồng mua bán

Giá của hợp đồng mua bán sẽ cần ghi rõ tổng giá trị hợp đồng. Khi này, doanh nghiệp cần phải lưu ý đồng tiền thanh toán là VNĐ, trừ trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra cần xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất khả kháng, đây là điều khoản vô cùng quan trọng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 

2.5 Phương thức và thời gian thanh toán trong hợp đồng

Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán và tiền mặt hay chuyển khoản cũng như thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo tính an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán. 

2.6 Giao nhận hàng hóa

  • Thời điểm giao nhận

Đối với bên mua hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa cần quy định rõ thời điểm phải giao hàng hóa. Khi này bên bán cần phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Bên mua sẽ có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận, đồng thời thực hiện các công việc hợp lý để bên bán giao hàng. Một số hợp đồng sẽ không quy định về thời điểm giao hàng hay ghi thời hạn giao hàng không rõ ràng, điều này sẽ gây khó khăn cho cả bên bán và bên mua trong việc giao nhận hàng.

Trong trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn thỏa thuận thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận. Đó là lý do mà các bên cần có thỏa thuận rõ ràng về việc giao hàng để có phương án giải quyết trong trường hợp giao hàng không đúng hẹn. 

  • Địa điểm giao nhận

Đối với địa điểm giao nhận, người bán có nghĩa phải giao hàng theo đúng địa điểm thỏa thuận. Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán thì không có thỏa thuận về vấn đề này. Khi này, quy định pháp luật về địa điểm giao hàng sẽ được thỏa thuận như sau:

Nếu quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua phải trải qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán cần giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng theo thỏa thuận.

Sau khi bên bán giao cho bên vận chuyển đầu tiên, dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện xong, mọi trách nhiệm hư hỏng hàng hóa sẽ do phía trung gian gánh vác. 

Nếu khi ký hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán cần giao lại hàng đến địa điểm đó. Thực tế cho thấy, bên bán thường vi phạm nội dung này và trữ hàng tại kho, yêu cầu bên mua đến để nhận. 

Nếu không thuộc 2 trường hợp trên, bên mua sẽ cần đến địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không thì đến nơi cư trú của bên bán lúc ký hợp đồng để lấy hàng. Trong trường hợp này, bên mua hàng sẽ là người chịu rủi ro cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao của bên bán về kho hay địa điểm kinh doanh của bên mua.  

2.7 Kiểm tra hàng hóa, nghiệm thu và bàn giao

Theo Điều 44, Luật Thương mại 2005, quy trình kiểm tra hàng hàng được thực hiện trước khi giao hàng nhằm đảm bảo hàng hóa được giao đúng với hợp đồng, hạn chế tối đa tranh chấp phát sinh.

Khi này bên bán phải tạo điều kiện và đảm bảo bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu hợp đồng mua bán có quy định về vận chuyển thì việc kiểm tra tiến hành khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến. 

Sau khi kiểm tra, bên mua cần thông báo về tình trạng hàng hóa, các khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua biết. Nếu bên mua không thông báo, bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết này. Có những khiếm khuyết bên mua không phát hiện được trong quá trình kiểm tra thông thường thì khi này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm. 

Nếu bên mua không thực hiện kiểm tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng và bên mua cần phải nhận hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa. 

Nếu bên bán giao hàng thiếu so với hợp đồng nhưng vẫn còn thời hạn giao thì bên bán vẫn có thể giao phần còn thiếu trong thời hạn còn lại. Trong trường hợp bên bán giao thừa thì bên mua có quyền từ chối hoặc chất nhập số hàng thừa đó cũng như phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng hay theo giá khác do các bên thỏa thuận. 

Đối với hàng hóa có chứng từ đi kèm, bên bán có nghĩa vụ giao đầy đủ chứng từ có liên quan cho bên mua. Chứng từ có thể gửi kèm với hàng hóa hoặc gửi riêng tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

Trên đây là những yếu tố quan trọng về hợp đồng mua bán hàng hóa mà bạn cần nắm vững.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa - Vai trò và quy định pháp lý mới nhất (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang