Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 07/03/2022, 00:00

Kỹ năng khởi nghiệp: Bán phá giá là gì? Những biện pháp chống bán phá giá hiệu quả (Phần 1)

.

Bán phá giá là khái niệm tương đối quen thuộc trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây lại là khái niệm được biết đến theo hướng khá tiêu cực và liên quan trực tiếp đến thị trường kinh doanh. Vậy trên thực tế bán phá giá là gì và làm thế nào để chống bán phá giá một cách hiệu quả nhất?

1. Bán phá giá là gì?

Bán phá giá thực tế là một khái niệm cơ bản để chỉ việc các sản phẩm được bán ở một thị trường với giá bán ở dưới mức giá thành sản xuất. Bán phá giá thường được thể hiện qua nhiều cách khác nhau để hạ giá, tăng khả năng cạnh tranh, đánh bại đối thủ và chiếm lĩnh thị trường ngay cả khi phải chấp nhận bán lỗ ở một mức nào đó. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, hành vi bán phá giá được xem là bất hợp pháp. 

Đối với quan hệ thương mại quốc tế, bán phá giá là một hành vi của doanh nghiệp thuộc quốc gia này bán sang quốc gia khác với giá quá thấp nhằm giành giật thị trường xuất khẩu. Rõ ràng các mặt hàng khi nhập khẩu có giá thấp hơn và giá bán cũng thấp hơn cả giá thị trường thì người bị thiệt đầu tiên sẽ là các nhà sản xuất trong nước. Đó là lý do mà bán phá giá được đánh giá là hành vi cạnh tranh không công bằng, phải được ngăn chặn để đảm bảo tuyệt đối quyền lợi người kinh doanh cũng như người tiêu dùng. 

Theo đó, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch, Hiệp định chống bán phá giá của WTO đã cho phép các quốc gia thành viên được quyền đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước khi những ngành này bị thiệt hại thực sự từ hành vi bán phá giá của các đối tác nước ngoài. 

Tại Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 quy định các biện pháp cụ thể mà chính phủ Việt Nam có thể áp dụng khi có hành vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Pháp lệnh này căn bản tuân thủ các quy định tại Điều 6 Hiệp định GATT và Hiệp định chống phá giá của WTO.

Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường. Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước (vùng lãnh thổ) xuất khẩu hoặc có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau:

  • Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước (vùng lãnh thổ) xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong điều kiện thương mại thông thường.
  • Giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ 3. 

2. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Trên thực tế, không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa đó mà theo quy định của WTO thì việc áp dụng chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sau khi đã tiến hành chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên độ phá giá không thấp hơn 2%
  • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên

Cách tính biên độ phá giá

Biên độ phá giá = (Giá thông thường - Giá xuất khẩu) / Giá xuất khẩu

Trong đó:

  • Giá thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
  • Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên)

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kỹ năng khởi nghiệp: Bán phá giá là gì? Những biện pháp chống bán phá giá hiệu quả (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang