Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 07/03/2022, 00:00

Kỹ năng khởi nghiệp: Bán phá giá là gì? Những biện pháp chống bán phá giá hiệu quả (Phần 2)

.

3. Ai được quyền kiện chống bán phá giá?

Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là ngành sản xuất sản phẩm tương ứng của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành); hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu. Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. 

Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 

  • Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiến ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện
  • Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. 

4. Làm thế nào để chống bán phá giá?

Biện pháp chống bán phá giá được hiểu là các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu sau khi có kết luận khẳng định việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể. Thông thường, các biện pháp chống bán phá giá thường bao gồm:

4.1 Áp dụng thuế để chống bán phá giá

Chống bán phá giá bằng thuế chống bán phá giá được xem là một trong những giải pháp được sử dụng rộng rãi để chống bán phá giá một cách hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng với tất cả các sản phẩm bị điều tra cũng như bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. 

Theo nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá sẽ được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ. 

Trong trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ sẽ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra. 

Thời gian áp thuế theo quy định WTO, việc áp thuế chống bán phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại. Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hóa liên quan đến nhập khẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành quyết định. 

Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề xuất khẩu hàng hoá đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian chưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu mới vẫn thực hiện.

4.2 Biện pháp tự vệ

Biện pháp này được hiểu là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiệm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ nhưng khi áp dụng thì họ phải đảm bảo tuân thủ các quy định của WTO về điều kiện, thủ tục cũng như cách thức áp dụng biện pháp tự vệ. 

Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:

  • Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
  • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên

Cùng với đó, sự gia tăng về số lượng của hàng hóa nhập khẩu pháp đáp ứng các điều kiện sau:

  • Sự gia tăng này là gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (ví dụ lượng hàng nhập khẩu hầu như không tăng nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước lại giảm mạnh)
  • Sự gia tăng này phải mang tính đột biến (diễn ra đột ngột, nhanh và tức thời)
  • Theo điều kiện chung, sự gia tăng nhập khẩu này phải thuộc diện không dự đoán trước được vào thời điểm nước nhập khẩu đàm phán tham gia Hiệp định SG. 

Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ về bán phá giá là gì cũng như làm thế nào để chống bán phá giá hiệu quả nhất.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kỹ năng khởi nghiệp: Bán phá giá là gì? Những biện pháp chống bán phá giá hiệu quả (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang