Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 17/08/2022, 08:52

Kỹ năng lãnh đạo (phần 2)

.

6. Kỹ năng quản lý con người 

Một tập thể hay công ty đều gồm rất nhiều con người cùng làm việc và sinh hoạt với nhau. Mỗi người một tính cách, một quan điểm và điểm mạnh riêng. Do đó, người lãnh đạo cần phải nắm bắt được những yếu tố đặc biệt của từng người để biết cách sử dụng, khuyến khích cá nhân phát huy hết khả năng trong công việc. Đồng thời thông qua đó, người lãnh đạo còn có thể giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên một cách hợp lý và nhanh nhất.

7. Thấu hiểu chính mình và thấu hiểu đối tác 

Cách một nhà lãnh đạo thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho người lãnh đạo dễ dàng chấp nhận những thiếu sót và có ý thức hơn trong việc phấn đấu hoàn thiện bản thân. Ngoài ra bất kể kinh doanh hay các lĩnh vực khác trong cuộc sống, việc thấu hiểu đối tác là yếu tố thiết yếu để đánh giá những nhà lãnh đạo giỏi. Phát triển kỹ năng lãnh đạo này giúp nhà quản lý hiểu được mình, hiểu được người thì có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt và đạt được mọi mục tiêu.

8. Truyền cảm hứng và trao quyền 

Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết lan toả cảm hứng đến những người xung quanh. Ngoài việc liên tục phát triển kỹ năng nhà lãnh đạo để các nhân viên noi theo thì người lãnh đạo phải tích cực trao đổi nhiều hơn với nhân viên, động viên nhân viên của mình để nhân viên có nhiều động lực làm việc. 

Phát triển cũng như trao quyền cho nhân viên điều vô cùng quan trọng trong các kỹ năng của nhà lãnh đạo ở môi trường làm việc năng động hiện đại. Tuy nhiên người lãnh đạo cũng cần đưa ra một khuôn khổ linh động và chặt chẽ vừa đủ để nhân viên họ tự do quyết định.

9. Tạo động lực

Một người lãnh đạo tốt không chỉ biết lo cho bản thân mà còn phải luôn nghĩ đến đồng đội và cấp dưới của mình. Trong những thời điểm công việc gặp khó khăn, mọi người nản lòng thì người lãnh đạo phải vững vàng, truyền năng lượng tích cực, hướng mọi người tới kết quả tương lai để tạo động lực cho họ tiếp tục làm việc.

10. Kỹ năng tạo động lực

Trong công việc sẽ có nhiều khi động lực làm việc của nhân viên đi xuống do chán nản, mệt mỏi với công việc, không hoàn thành mục tiêu, không được tăng lương hay khen thưởng… Chính điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải thường xuyên tạo động lực cho nhân viên của mình, giúp đỡ họ vượt qua khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Với kỹ năng lãnh đạo tinh tế, bạn nên tránh việc khiển trách nhân viên của mình trước người khác, hãy trao đổi cá nhân với họ và đưa cho họ những lời khuyên hợp lý nhất.

11. Kỹ năng giao quyền hiệu quả

Người lãnh đạo tốt sẽ không chỉ giao việc từ trên xuống và theo dõi sát xao nhân viên của mình. Mà còn phải tìm đúng người, giao đúng việc, trao sự tin tưởng cho nhân viên và sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Điều đó sẽ khiến cho cấp dưới làm việc với tinh thần phấn khởi, công việc được hiệu quả hơn rất nhiều.

12. Khả năng giảng dạy và cố vấn 

Người lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu mà còn là một người thầy, người tiền bối trong lĩnh vực. Do đó, nếu muốn trở thành người lãnh đạo tốt, được mọi người kính trọng thì bạn nên có khả năng cố vấn, chỉ bảo cho người khác, cho cấp dưới của mình, giúp họ vượt qua những khó khăn tạm thời.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kỹ năng lãnh đạo (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang