Kiến thức - Kỹ năng
Thứ sáu , 26/05/2023, 10:34

Lời khuyên chọn đồng sáng lập (phần 2)

.

Những điều các founder tìm kiếm ở một co-founder 

Một co-founder sẽ phải là những người được founder hoàn toàn tin tưởng và tôn trọng. Họ có thể có nhiều mối quan hệ, có kinh nghiệm và tài năng trong lĩnh vực của mình, hoặc đơn giản là họ có tiền. 

Đôi lúc, một founder cũng tìm kiếm những điều khá đơn giản đối với người đồng sáng lập, chẳng hạn như một sở thích chung cả hai cùng theo đuổi, ước mơ của mỗi người, niềm đam mê với việc kinh doanh, khởi nghiệp.

Thông thường, founder và co-founder thường là những người có mối quan hệ quen biết và đã từng làm việc cùng nhau. Điều đó giúp họ hiểu về nhau hơn và cùng đi đến quyết định khởi nghiệp chung sau nhiều nỗ lực thảo luận, bàn bạc.

Tuy nhiên, đôi lúc những nhà sáng lập chỉ quan tâm đến năng lực, hiểu biết của người đồng sáng lập về lĩnh vực của họ, hoặc một số yếu tố mà người sáng lập còn thiếu. 

Phẩm chất cần có của Co-founder là gì?

1. Co-founder có các kỹ năng bổ trợ cho Founder

Tìm một Co-founder không phải là tìm “bản sao” của mình mà là tìm một người có thể lấp đầy những “lỗ hổng” mà bạn đang thiếu sót.

Nếu bạn là một lập trình viên, bạn nên chọn một chuyên gia marketing.

Nếu bạn là người hướng nội thì một người hướng ngoại là lựa chọn bạn cần.

Nếu bạn trầm tính, hãy chọn Co-founder năng động, có khả năng cuốn hút mọi người.

Founder là duy nhất nhưng Co-founder có thể là một team. Theo các chuyên gia, hình mẫu lý tưởng để tìm ra những nhà đồng sáng lập là quy tắc “one build, one sells”.

Hiểu đơn giản là một bên sản xuất và một bên tiêu thụ. Founder chịu trách nhiệm xây dựng ý tưởng kinh doanh, sản xuất sản phẩm còn khâu quảng bá, phân phối là nhiệm vụ của Co-founder.

2. Cùng tầm nhìn mục tiêu

Thật khó để một startup có thể nhận ra những người “cùng hội cùng thuyền” với ta trên thương trường.

Thế nhưng, chúng ta buộc phải chắc chắn rằng những Co-founder bắt tay hợp tác là người chèo với ta cùng một chuyến đò. Chỉ khi có cùng tầm nhìn và mục tiêu phát triển doanh nghiệp thì Co-Founder, Founder và Ceo mới hợp tác bền vững.

Hơn hết, các Co-founder phải là người truyền cho bạn những bài học “xương máu” và những thành công.

Khi làm việc tập thể, những nhà sáng lập chung mới thực sự hiểu và “thần giao cách cảm” với nhau trong mọi bước đi.

3. Năng lượng chiến đấu bền bỉ

Thương trường startup khốc liệt không dành cho những trái tim yếu ớt.

Năng lượng chiến đấu là yếu tố rất cần để hành trình khởi nghiệp và không “chết yểu”.

Chính vì vậy, điều bạn cần là tìm kiếm một Co-founder tràn đầy năng lượng về thể chất và tinh thần để cùng vượt qua mọi thách thức, thậm chí là “trở lại vạch xuất phát”.

4. Chỉ số EI – trí tuệ cảm xúc

Chỉ số EI là viết tắt của cụm từ tiếng anh Emotional Intelligence: là khả năng nhận dạng và kiểm soát cảm xúc bản thân.

Trong môi trường nhiều áp lực như doanh nghiệp, những người có chỉ số EI cao có khả năng trở thành nhà điều hành hoặc quản lý xuất sắc.

Thăng trầm là điều không thể tránh khỏi trong quá trình khởi nghiệp. Điều này khiến bất cứ ai cũng chịu áp lực nặng nề, mất kiểm soát và trở nên nóng giận.

Vì vậy, một Co-founder cần có ý chí, giữ thăng bằng cảm xúc để “con thuyền” startup được “xuôi chèo mát mái”.

5. Sự linh hoạt, nhạy bén

Nhà đồng sáng lập nên là một người có sự linh hoạt, nhạy bén để nắm bắt biến động thị trường và điều chỉnh kế hoạch sản xuất tương thích.

Một Co-founder quá cứng nhắc, bảo thủ sẽ khó thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng mặt của thị trường.

Những con người như vậy bạn có đủ tự tin để cùng chèo chống doanh nghiệp – “đứa con tinh thần” mà bạn luôn tâm huyết.

6. Trung thành tuyệt đối

Startup chính là “đứa con” mà bạn đã dồn nhiều tâm huyết, tiền của thậm chí là sức cùng lực kiệt.

Bởi vậy mà “người anh em” cùng chung thuyền với bạn phải là người tuyệt đối trung thành. Chỉ cần một chút sơ hở, bạn có thể bị lộ bí mật kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Lời khuyên chọn đồng sáng lập (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang