Kiến thức - Kỹ năng
Thứ sáu , 26/05/2023, 10:40

Lời khuyên chọn đồng sáng lập (phần 3)

.

Cần làm gì trở thành một Founder

Khi bạn đã hiểu khái niệm Founder là gì? Bạn có muốn trở thành Founder của một Start-up?

Cho dù bạn còn đang đi học hay đang vật lộn với những chuỗi ngày nhảy việc cực nhọc, ý tưởng về một dự án cho riêng mình vẫn luôn hấp dẫn bạn, đúng không nào?

Hình ảnh về các công ty khởi nghiệp startup có nhịp độ phát triển nhanh, năng động, sáng tạo, đặc biệt là cung cấp cho mỗi nhân viên sở hữu cổ phần cho những gì họ đang xây dựng.

Và nếu bạn là một Founder, bạn có thể một tay lãnh đạo tổ chức của mình mà không cần dưới quyền một ai hết.

Giống như khi bạn bắt đầu một nghề nghiệp nào đó, sự chuẩn bị tốt luôn tạo ra những sự khác biệt.

Nếu có tham vọng trở thành Founder đầy nội lực, hãy ghi nhớ những điều này.

1. Làm việc hoặc thực tập khi khởi nghiệp

Đây là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, khởi nghiệp luôn là giai đoạn khó khăn và thăng trầm của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Những kinh nghiệm càng đa dạng, phong phú cả về chuyên môn lẫn những kiến thức xã hội đều hết sức quý giá. Nó cũng cho bạn cơ hội đảm nhận một số vai trò và bước ra khỏi vùng an toàn của bạn, những điều bạn sẽ buộc phải làm với tư cách là một Founder

Nếu bạn vẫn còn học đại học, hãy liên hệ với các công ty khởi nghiệp trong khu vực của bạn, để xem họ có thể sử dụng một số vai trò từ bạn hay không.

Một điều tuyệt vời trong vấn đề khởi nghiệp là làm việc cho một công ty tập trung vào ngành của bạn và có thể sử dụng chuyên môn của bạn cho những mục tiêu của họ.

2. Tìm một người “thầy”

Khi làm việc trong môi trường khởi nghiệp, mang lại cho bạn cơ hội được gặp gỡ và giao lưu với những người cố vấn tiềm năng.

Nếu bạn đang làm việc khi mới khởi nghiệp, đừng ngại cho những Founder biết rằng bạn quan tâm đến việc bắt đầu một công ty của riêng bạn vào một ngày nào đó.

Trong phần lớn các trường hợp, họ sẽ rất vui khi mở ra về các bộ phận của doanh nghiệp mà bạn có thể không thấy.

Những cố vấn tiềm năng khác bao gồm các giáo sư khởi nghiệp tại trường đại học, bạn bè hoặc người thân của bạn là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh bạn đang quan tâm.

Hãy chứng minh rằng bạn có tham vọng, có động lực, đủ sự thông minh và quan trọng là sẵn sàng học hỏi cũng như không ngại thử thách.

3. Tham gia một lớp học khởi nghiệp

Điều hành một công ty có nghĩa là học cách làm rất nhiều thứ ngoài sức mạnh và sở thích cốt lõi của bạn. Bạn cần có năng lực trong mọi công tác điều khiển mô hình kinh doanh, như việc phân tích tài chính, khảo sát thị trường và quản lý tài chính cá nhân,…

Tất nhiên, những lớp học truyền thống không thể nào cho bạn trải nghiệm cảm giác thực tế, nhưng nó có vai trò truyền tải cho bạn những kiến thức, kỹ năng và quy trình điều hành một doanh nghiệp về cơ bản.

4. Tham dự các sự kiện khởi nghiệp

Khi thực hiện sáng lập một doanh nghiệp, những gì được xem là tài liệu hỗ trợ cho sự phát triển của bạn là rất quý giá, trong đó có các sự kiện khởi nghiệp.

Nơi những người có cùng chí hướng với bạn, nếu tham dự bạn sẽ có cơ hội tạo được các mối quan hệ liên kết, học hỏi được nhiều từ họ.

Đăng ký các sự kiện được tổ chức trên các kênh truyền thông để tìm hiểu về các sự kiện khởi nghiệp trong khu vực của bạn hoặc tìm kiếm các cuộc gặp mặt địa phương.

Khi tham gia các sự kiện, hãy nhận thức và chủ động trong các cuộc trò chuyện thật sự có lợi và có ý nghĩa, đừng quá đề cao số lượng, hãy quan tâm đến kết quả sau cuộc trò chuyện đó.

5. Theo dõi tin tức công nghệ

Theo kịp các blog công nghệ có một số lợi thế cạnh tranh cho các doanh nhân và những người có ý định, có tinh thần khởi nghiệp.

Trước hết, nó sẽ phản chiếu được những biến động và xu hướng xung quanh lĩnh vực mà bạn quan tâm, những gì mà các công ty khởi nghiệp đã làm, đã kêu gọi vốn và hoặc được sáp nhập, mua lại.

Hầu hết các blog công nghệ cũng xuất bản bài đăng của khách từ các doanh nhân và nhà đầu tư với các mẹo, xu hướng hoặc hiểu biết khác về ngành.

Phẩm chất cần có của founder là gì?

Founder là người thành lập và lãnh đạo công ty, doanh nghiệp từ sơ khai cho đến khi đạt được thành công.

Founder đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức.

Để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và khởi nghiệp thành công đòi hỏi người founder cần có các phẩm chất sau:

  • Sự đam mê: Sự đam mê, khát khao được trải nghiệm và học hỏi chính là một trong những phẩm chất cần có của một founder để mang đến sự thành công cho quá trình khởi nghiệp về sau này.
  • Sự quyết đoán: Sự quyết đoán với niềm tin vào tương lai của một founder chính là một trong những bí quyết mang đến sự thành công cho một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Sự quyết đoán và ý chí sẽ giúp người founder có thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất để đi tới sự thành công.
  • Sự tự tin: Sự tự tin và biết làm chủ cảm xúc của mình cũng như nắm bắt được cảm xúc của người khác là phẩm chất cần có của một founder trong quá trình startup. Môi trường kinh doanh khởi nghiệp rất cạnh tranh và khốc liệt, vì vậy, nó đòi hỏi một người founder cần phải tự tin vào doanh nghiệp của mình. Sự tự tin sẽ giúp founder có thể vững vàng chèo lái “con thuyền” đi đến thành công.
  • Sự khôn ngoan: Một founder cần phải khôn ngoan để có thể điều chỉnh và nắm bắt sự biến động thị trường, từ đó có thể đưa ra được các kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Kỹ năng thuyết phục: Ngoài sự thông minh thì kỹ năng thuyết phục là phẩm chất quan trọng mà người founder cần có để thuyết phục người khác tin tưởng và làm theo lý tưởng mình.
  • Sự sáng tạo: Sự sáng tạo của một founder sẽ xác định tương lai của công ty hoặc doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Steve Jobs – cựu CEO của Apple. Ông là một người luôn coi trọng sự khác biệt so với trật tự có từ trước, thường xuyên nhấn mạnh vào sự sáng tạo và thiết kế, cuối cùng, ông đã đưa thương hiệu Apple trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trên thế giới.
  • Tinh thần học hỏi cao: Tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ là một phẩm chất quý khác mà một founder cần có. Nếu một nhà quản lý hàng đầu mà không cởi mở và thiếu tinh thần học hỏi sẽ làm đình trệ sự phát triển của công ty, doanh nghiệp đó.
  • Tầm nhìn và có chiến lược rõ ràng: Người sáng lập phải luôn là người có tầm nhìn, có khả năng quan sát tốt để thấy được những nhu cầu của thị trường và khách hàng, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai để xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi nhuận công ty hoặc doanh nghiệp của mình.
  • Mối quan hệ rộng: Founder là những người thường thích giao lưu và mở rộng các mối quan hệ của mình. Các mối quan hệ này có thể sẽ là nguồn hỗ trợ to lớn về sau này.
  • Liêm chính và minh bạch: Phẩm chất vô cùng quan trọng của một founder cần có đó chính là liêm chính và sự minh bạch. Founder cần thẳng thắn đưa ra ý kiến và minh bạch để doanh nghiệp có thể tiến tới sự thành công.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Lời khuyên chọn đồng sáng lập (phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang