Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 07/06/2023, 09:36

Marketing thương hiệu (phần 2)

.

4. Marketing thương hiệu với Branding

Đâu là sự khác biệt?

Nhắc đến branding người ta thường nghĩ tới việc thiết kế các biểu tượng hình ảnh thương hiệu.

Trong khi đó, marketing thương hiệu được nhắc đến nhiều trên khía cạnh chiến lược tổng thể hơn. Trong việc thiết lập các công cụ và chiến lược để phát triển và quản trị thương hiệu.

Branding
Branding được coi là yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu phải được đặt lên hàng đầu, ngay cả các công ty mới khởi nghiệp. Nó là công cụ để công chúng, khách hàng nhận ra bạn là ai? Và bạn như thế nào?
Thông thường khi nhắc đến branding người ta thường nghĩ tới việc thiết kế các biểu tượng hình ảnh thương hiệu. Tạo ra bộ nhận diện thương hiệu và nỗ lực truyền tải tới công chúng, khách hàng để tạo ra giá trị thương hiệu.

Marketing thương hiệu

Trong khi đó, marketing thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn trên khía cạnh chiến lược tổng thể. Trong việc thiết lập các công cụ và chiến lược để phát triển và quản trị thương hiệu.

Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing thương hiệu hiệu quả. Thì thương hiệu chính là yếu tố giữ chân khách hàng quay lại với doanh nghiệp nhiều hơn.

5. Chiến lược marketing thương hiệu

Khi xây dựng chiến lược marketing tổng thể, doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến marketing cho sản phẩm và dịch vụ. Mà cần có sự chú trọng đến xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, xây dựng bộ nhận diện doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc truyền tải các giá trị thương hiệu đến với khách hàng. Từ đó, gây dựng niềm tin nơi khác hàng khi tiếp cận thương hiệu.

Xây dựng chiến lược marketing thương hiệu cho doanh nghiệp:

Xác định mục tiêu

Trong bất kỳ chiến lược nào cũng vậy việc đặt ra mục tiêu luôn là công việc được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Khi đã xác định được mục tiêu cần đạt, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến thuật và triển khai các hoạt động phù hợp để hiện thực các mục tiêu đó. 

Mục tiêu của doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp và thực tế của thị trường.

Lựa chọn công chúng mục tiêu

Doanh nghiệp sẽ rất khó có đủ nguồn lực, và khả năng tiếp cận đến tất cả công chúng. Do đó, việc xác định công chúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực của mình để tác động tới họ và đạt những mục tiêu đã đề ra từ trước.

Bạn có thể lựa chọn công chúng mục tiêu dựa trên các tiêu chí như:

  • Nhân khẩu học
  • Tâm lý
  • Hành vi 
  • Định vị thương hiệu

Sau khi đã xác định được công chúng mục tiêu, bạn sẽ tiếp tục xác định các tiêu chí phụ để định vị thương hiệu trong tâm trí họ. Các hoạt động Marketing sẽ hướng tới làm cho thương hiệu được nổi bật thông qua các tiêu chí đó.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Marketing thương hiệu (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang