Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 04/07/2023, 10:20

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam (phần 2)

.

3. Một số thuật ngữ viết tắt chuyên dụng

Trong lĩnh vực kinh tế có khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Vì vậy để rút ngắn tên gọi của các mô hình thương mại điện tử người ta quy định như sau:

- B: Business - Doanh Nghiệp

- 2: To

- E: Employee - Nhân Viên

- G: Government - Chính phủ

- C: Consumer - Khách hàng

- C: Citizen - Công dân

Theo đó:

- B2B: Business to Business - Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

- B2C: Business to Consumer - Doanh nghiệp với Khách hàng

- B2E: Business to Employee - Doanh nghiệp với Nhân viên

- B2G: Business to Government - Doanh nghiệp với Chính phủ

- G2B: Government to Business - Chính phủ với Doanh Nghiệp

- G2G: Government to Government - Chính phủ với Chính phủ

- G2C: Government to Citizen - Chính phủ với Công dân

- C2C: Consumer to Consumer - Khách hàng với Khách hàng

- C2B: Consumer to Business - Khách hàng với doanh nghiệp

- C2G: Citizen to Government - Công dân với Chính phủ 

4. 6 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay

Business-to-Business (B2B)

Thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp) là gì? Là khi một công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Một quán cà phê mua một máy pha cà phê từ nhà sản xuất hoặc một công ty luật mua phần mềm kế toán.

Bán hàng trực tuyến B2B có xu hướng phức tạp hơn các hình thức thương mại điện tử khác vì nó có một danh mục lớn các sản phẩm phức tạp. Một doanh nghiệp thương mại điện tử B2B thường cần nhiều tiền mặt hơn để công ty khởi nghiệp.

Một số ví dụ về sàn TMĐT B2B như Alibaba.com, Amazon.com, nơi tập trung buôn bán giữa hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên toàn thế giới với nhau. Các sàn này giúp kết nối các doanh nghiệp toàn cầu, giúp việc giao dịch, mua bán dễ dàng đồng thời tiết kiệm chi phí tiếp thị và quảng cáo. GoSELL cũng vinh dự là đối tác chiến lược của Alibaba.com tại Việt Nam.

Business-to-Consumer (B2C)

Bán lẻ trực tuyến B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) là khi một doanh nghiệp bán hàng cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng, nhưng hoạt động kinh doanh được tiến hành trực tuyến chứ không phải tại một cửa hàng thực. 

Mặc dù thương mại điện tử B2C có vẻ nổi bật hơn, nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới. Mô hình thương mại điện tử B2C cũng rất phổ biến và phát triển mạnh ở Việt Nam.

Ví dụ về các doanh nghiệp B2C ở Việt Nam như các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền bao gồm Elise, HoangPhuc, Bibomart, Nike, Adidas… Lợi ích mà mô hình này đem lại tới các doanh nghiệp này đó chính là tiết kiệm chi phí bán hàng, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử có khả năng tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ qua internet, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng…

Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng với các thao tác nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian đi lại.

(còn tiếp)

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang