Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 08/03/2022, 00:00

Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của thương hiệu

.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thấy được vai trò và cách thức xây dựng thương hiệu nên gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành khách hàng. Việc chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếu sự đầu tư chuyên sâu cũng như thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác marketing nói chung và xây dựng uy tín thương hiệu nói riêng.

Xây dựng thương hiệu không chỉ quảng bá

Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tài trợ, tổ chức sự kiện, tham gia triển lãm. Những chi phí truyền thông khá đắt, trong khi nhiều công ty quy mô còn nhỏ, mạng bao phủ thị trường hẹp nên doanh thu không đủ chi phí thực hiện các hoạt động marketing. Việc xây dựng thương hiệu vẫn chưa được quan tâm nhiều, chưa tiếp cận cách quản trị thương hiệu mang tầm chiến lược dài hạn nên sức mạnh các thương hiệu rất hạn chế, mức độ trung thành của khách hàng ở mức thấp.

Môi trường cạnh tranh và sự thay đổi về nhận thức thương hiệu

Nhiều thương hiệu hàng đầu trong nước trước đây đã và đang bị tụt hậu trong nhiều thương hiệu quốc tế đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã chiếm ưu thế nhanh chóng. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu cảm nhận được cạnh tranh và bắt đầu để ý đến thương hiệu, làm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. Sự chuyển biến trong nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của thương hiệu trong cạnh tranh toàn cầu ngày càng rõ nét.

Tuy nhiên, bắt đầu từ đâu và làm như thế nào vẫn còn là thách thức. Để xây dựng được một thương hiệu mạnh, đòi hỏi doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý phải làm việc một cách bài bản, khoa học, phải đầu tư thời gian, chất xám, sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp.

Trên thực tế, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nhiều công ty có giá trị tài sản vô hình như tri thức, hệ thống dữ liệu, nghiên cứu và phát triển, nhân sự, sở hữu trí tuệ, thương hiệu và các mối quan hệ thị trường chiếm trên 75% tổng giá trị kinh tế đem lại cho chủ sở hữu, góp phần rất lớn trong việc tạo ra sức mua sản phẩm và tạo ra lợi nhuận. Hai công ty cùng một sản phẩm nhưng một công ty sở hữu sản phẩm có thương hiệu sẽ thu hút khách hàng mạnh còn công ty không có thương hiệu sẽ khó tìm được nhiều khách hàng.  

Tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của thương hiệu tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang