Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 23/05/2023, 00:00

Phân Biệt Giá Trị Thương Hiệu Và Tài Sản Thương Hiệu (Phần 1)

.

Giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu là hai yếu tố quan trọng trong hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này.

Hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng đã khiến nhiều công ty gặp khó khăn trong việc duy trì thị trường và tìm một vị trí độc tôn. Xây dựng thương hiệu là hoạt động cần thiết để công ty trở nên nổi bật trên thị trường. Việc tập trung xây dựng thương hiệu không chỉ làm cho sản phẩm của công ty trở nên nổi bật mà đôi khi còn khiến khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm bởi mang tới sự gần gũi. Giá trị tăng thêm này được coi là giá trị thương hiệu.

1. Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là số tiền mà khách hàng sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm của thương hiệu cao hơn giá trị thực tế của sản phẩm đó. Nói một cách đơn giản, giá trị thương hiệu là giá trị tài chính của thương hiệu.

Giả sử một loại kem đánh răng thông thường có giá 5 đô la trên thị trường. Bây giờ, nếu cùng loại kem đánh răng đó được tung ra thị trường bởi một thương hiệu nổi tiếng với giá 7 đô la và mọi người sẵn sàng trả thêm 2 đô la cho nó, thì mức giá cao này chính là giá trị thương hiệu.

Khách hàng thường sẽ xem xét một số yếu tố như: kỳ vọng, cảm xúc, câu chuyện, trải nghiệm thương hiệu và hình ảnh thương hiệu trước khi mua sản phẩm. Những yếu tố này giúp họ nhận thức được tiện ích mà họ sẽ nhận được từ sản phẩm của một thương hiệu cụ thể, điều này sẽ giúp họ đạt được giá trị cảm nhận về trải nghiệm của họ với thương hiệu. Giá trị cảm nhận này là giá của hàng hóa chung (5 đô la trong ví dụ trên) cộng với giá trị thương hiệu (2 đô la trong ví dụ trên).

2. Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu

Khi biết rằng khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm chỉ vì nó thuộc về một thương hiệu, chắc chắn rằng khách hàng sẽ trông đợi vào những nỗ lực xây dựng thương hiệu của công ty đó.

Thêm vào đó, việc có một giá trị thương hiệu cao rất quan trọng bởi điều này giúp:

  • Xây dựng danh tiếng: Giá trị thương hiệu cao sẽ xây dựng danh tiếng của công ty trong mắt khách hàng, nhân viên và đối thủ cạnh tranh.
  • Giúp thiết lập chiến lược định vị thương hiệu phù hợp: Đánh giá cẩn thận giá trị thương hiệu giúp xác định chiến lược định vị thương hiệu phù hợp.
  • Thu hút nhiều khách hàng hơn: Giá trị thương hiệu tăng lên thường làm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm, điều này thường làm tăng nhu cầu mua sản phẩm đó.

3. Giá trị thương hiệu so với tài sản thương hiệu

Nhiều marketer coi giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu là từ đồng nghĩa, nhưng thực tế có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ này.

Tài sản thương hiệu là tổng hợp các tài sản và nợ gắn liền với tên thương hiệu và biểu tượng thương hiệu, đây là những yếu tố có ảnh hưởng tới mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu. Nó bao gồm ba khía cạnh: quan điểm của khách hàng (cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu), quan điểm tài chính (họ sẽ trả ít hơn hoặc thêm bao nhiêu tiền cho các sản phẩm của thương hiệu) và quan điểm kết hợp.

Trong khi đó, giá trị thương hiệu chỉ đề cập đến giá trị tài chính của thương hiệu liên quan đến các sản phẩm mà nó cung cấp.

Còn tiếp…

Casti Hub dịch

Nguồn: Searchenginejournal.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phân Biệt Giá Trị Thương Hiệu Và Tài Sản Thương Hiệu (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang