Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 28/03/2024, 10:11

Phân biệt: Lãnh đạo và Quản lý (phần 1)

.

1. Lãnh đạo

Lãnh đạo là một quá trình theo đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm các cá nhân khác để đạt được một mục tiêu chung.

Lãnh đạo là thu phục nhân tâm.

2. Quản lý

Quản lý là một quá trình làm cho những hành động được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác và Các nhà Quản lý có trách nhiệm duy trì các hành động làm cho các cá nhân có thể đóng góp tốt nhất vào các mục tiêu của DN.

Ví dụ: Quản lý nhân sự, quản lý công việc, quản lý tài sản, quản lý ngân sách….

3. Vai trò của nhà Lãnh đạo

Tập hợp và phục vụ

Những nhà lãnh đạo tốt nhất trước hết phải tự xem họ như những người phục vụ. Nhưng không phải là bất cứ cái gì, mà bạn sẽ phục vụ trong khả năng lãnh đạo của mình.

Giúp nhân viên thành công trong những đóng góp vào tổ chức, giúp họ học tập và phát triển và xem họ như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bạn.

Người định hướng

Người lãnh đạo truyền đạt mục tiêu tổng thể của tổ chức để mỗi cá nhân đều hiểu.

Gắn mọi người với các mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm để hỗ trợ những mục tiêu lớn hơn.

Nếu bạn là lãnh đạo một đơn vị, công việc của bạn là đảm bảo những ưu tiên của nhóm gắn liền với định hướng chiến lược phát triển của tổ chức.

Người Quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt

Dù bạn chia sẻ quyền ra quyết định bao nhiêu và gắn kết với mọi người như thế nào, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc đạt được kết quả và các mục tiêu đề ra.

Duy trì những tiêu chuẩn cao cho bạn và cho cả những nhân viên dưới sự quản lý của bạn.

Xử lý những cá nhân làm việc thiếu tích cực.

Người huấn luyện

Bạn có một vai trò trong việc động viên, khích lệ những người khác, dù đó không phải là 100% trách nhiệm của bạn. Người Lãnh đạo cần giúp nhân viên xác định điều gì họ thực sự mong muốn đạt được từ công việc và vị trí của họ. Hãy làm những điều mà bạn có thể để giúp họ đạt được những điều này.

Người làm gương

Phong cách lãnh đạo tự thể hiện ra trong cách bạn cư xử. Bạn tập trung chú ý vào những điều gì? Thời gian? Câu hỏi của bạn? Bạn có hành động trước sau như một với những giá trị của bạn? Ví dụ, nếu bạn tán thành một văn hoá làm việc cởi mở và tin cậy thì nhân viên của bạn liệu có thấy “an toàn” khi nói thẳng ý nghĩ của họ với bạn? Hoặc bạn sẽ là tấm gương cho nhân viên noi theo.

Người làm chủ thay đổi

Bạn sẽ không bao giờ ngừng được kêu gọi lãnh đạo, hoặc ít nhất là hỗ trợ, thay đổi sáng kiến. Tất cả mọi người bị đẩy vào một hành trình tâm lý khi đối mặt với thay đổi. Hành trình sẽ đưa một người từ việc kết thúc thông qua tầng trung gian và cuối cùng đến thời kỳ mở đầu.

4. Vai trò của nhà quản lý

Vai trò quan hệ con người

Vai trò đại diện: có tính chất nghi lễ trong tổ chức

Vai trò lãnh đạo: phối hợp và kiểm tra công việc của cấp dưới quyền.

Vai trò liên lạc: quan hệ với người khác trong và ngoài tổ chức để hoàn thành công việc.

Các vai trò thông tin

Vai trò thu thập, tiếp nhận thông tin liên quan đến tổ chức Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan

Vai trò cung cấp thông tin cho các bộ phận trong cùng đơn vị

Các vai trò quyết định

Vai trò giải quyết các xáo trộn: phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ để đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.

Vai trò phân phối/ phân bổ các nguồn lực.

Vai trò là nhà thương thuyết, đàm phán.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phân biệt: Lãnh đạo và Quản lý (phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang