Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 21/02/2022, 00:00

Phân bổ cổ phần ở một công ty khởi nghiệp (phần 2)

.

Cách phân chia cổ phần sở hữu giữa các nhà sáng lập

Trước hết, cần có những cuộc thảo luận sâu sắc với những người đồng sáng lập của mình để xác định chắc chắn những đóng góp của mỗi người trong số họ. Phần lớn, đóng góp của những người đồng sáng lập tương đối như nhau và nhiệm vụ chính là xác định bất kỳ khoảng cách nào và thể hiện chúng bằng con số (tỷ lệ phần trăm). Ví dụ: một đồng sáng lập kinh doanh tìm kiếm các nhà đầu tư, sắp xếp các quy trình kinh doanh và thực hiện tiếp thị, còn một người đồng sáng lập khác thì mã hóa và lãnh đạo phát triển sản phẩm.

Thoạt tiên, có vẻ là một sự phân chia công bằng 50/50 - nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người đồng sáng lập thứ hai chỉ làm việc bán thời gian còn người đầu tiên làm mười lăm giờ mỗi ngày? Có thể thấy, thời gian và mức độ tận tụy có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể, vì vậy, trong khi phân chia cổ phần sở hữu, nên tính đến những điều sau:

• Kinh nghiệm và chuyên môn

• Thời gian và mức độ tận tụy

• Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh

• Trách nhiệm và rủi ro

• Tiền đầu tư

Ý tưởng khởi nghiệp trong phân bổ cổ phần sở hữu

Một quan điểm sai lầm rằng ý tưởng là tất cả.

Chỉ riêng ý tưởng thì không phải là tài sản cho đến khi nó được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Có rất nhiều ví dụ về các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn với những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời đã thất bại do quản lý kém hiệu quả. Đó là lý do hãy đảm bảo rằng bạn không đánh giá quá cao “người có ý tưởng” trong nhóm những người đồng sáng lập của mình. Điều thực sự quan trọng là chuyên môn và thời gian - bởi vì chúng khiến cho công việc kinh doanh phát triển. Người sáng lập càng tận tụy, thì thành quả họ mang lại càng nhiều.

Một điểm quan trọng khác là kinh nghiệm có trước có thể thay đổi tình thế. Kiến thức và chuyên môn của những người đồng sáng lập có thể giúp công ty khởi nghiệp của bạn tránh khỏi nhiều rắc rối. Điều này cũng liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ vì mức độ trách nhiệm bao hàm phải có thêm nhiều kỹ năng, khối lượng công việc và áp lực.

Khi đánh giá rủi ro mà mỗi người trong nhóm startup phải chịu, hãy cố gắng bao gồm cả các yếu tố cá nhân và tài chính. Ví dụ, một trong những người sáng lập phải nghỉ việc để khởi nghiệp, còn một người khác đầu tư tiền nhiều nhất.

Không có sự phân chia công bằng

Noah Wasser, Giáo sư Kinh doanh Harvard, cho rằng: “Sự phân chia đồng đều cho thấy những người sáng lập chưa đủ trình độ kinh doanh để có thể đối thoại với nhau một cách thẳng thắn”. Theo ông, những người khởi nghiệp cần phải rất cụ thể và chính xác khi phân chia vốn chủ sở hữu trước công việc thực tế.

Một mặt, các nhà đồng sáng lập đều bình đẳng và được đảm bảo về mặt tài chính. Nhưng mặt khác, nó có thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Họ thường thấy mức chia 50/50 là không thực tế và thiếu chín chắn như thể bạn chưa sẵn sàng để nói về tiền một cách nghiêm túc. Các quyết định khởi nghiệp sẽ chỉ trở nên phức tạp hơn sau này, vì vậy cần đưa ra các thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu. Tỷ lệ chia 20/80% vốn cổ phần có vẻ là tỷ lệ hợp lý cho các công ty khởi nghiệp có nhiều người sáng lập. Nó cho các nhà đầu tư thấy rằng nhóm của bạn thực sự gắn kết và có một người có vai trò nổi bật. Để có một nhà lãnh đạo mạnh là điều tốt, trừ khi chỉ có hai nhà sáng lập trong một công ty khởi nghiệp.

Trong trường hợp chỉ có hai người, khi một đồng sáng lập sở hữu trên 70-80% cổ phần công ty, thì đối tác còn lại có thể cảm thấy bị đánh giá thấp. 20% của người đồng sáng lập đó sẽ bị pha loãng thành 14-10% cổ phần sau khi các nhà đầu tư tới với tỷ lệ 20-30% của họ. Do đó, người đồng sáng lập của bạn sẽ gần như không có gì và trở nên chán nản.
Giải pháp đôi bên cùng có lợi cho hai nhà đồng sáng lập là 45/50. Mô hình này bao gồm mọi thứ: lãnh đạo, trách nhiệm, rủi ro và chuyên môn. Dành 5% cho “người có ý tưởng” trong công ty khởi nghiệp hoặc CEO của bạn vì sự nhạy bén trong kinh doanh của người ấy.

Phân chia vốn cổ phần cho người sáng lập, cố vấn và nhân viên khởi nghiệp

Nếu công ty khởi nghiệp của bạn bao gồm ba người đồng sáng lập, thì mức phân chia cổ phần phù hợp nhất là 30/30/40 - các nhà đầu tư sẽ không giữ vai trò quá lớn và công ty của bạn vẫn có người có quyền quyết định. Cũng có thể chọn các phương án khác như 15/15/70, 20/20/60 hoặc 25/25/50. Tuy nhiên, trong tình huống này, những người đồng sáng lập của bạn nhận được ít hơn 30% cổ phần của công ty, tỷ lệ này này cuối cùng sẽ càng bị loãng hơn. Nếu bạn nghiêm túc làm việc cùng nhóm của mình trong nhiều năm, hãy thể hiện điều này bằng các con số.
Những cạm bẫy cần tránh

Nhà đầu tư

Đừng bao giờ quên các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc nhà đầu tư thiên thần và lợi ích của họ đối với startup của bạn. Ở giai đoạn cấp vốn hạt giống, họ thường yêu cầu 20-30% (không quá 33%) quyền sở hữu ở startup của bạn. Kết quả là cổ phần của bạn sẽ bị pha loãng theo tỷ lệ. Như đã đề cập ở trên, có nghĩa là nếu ban đầu, bạn có, chẳng hạn như mức chia 20/80 và nhà đầu tư nhận được 30%, thì tỷ lệ cổ phần sở hữu của bạn sẽ rơi vào khoảng 14/56.
Rõ ràng nhà đầu tư hiện sở hữu startup của bạn nhiều hơn người đồng sáng lập. Bạn khó có thể kinh doanh nếu không có các khoản đầu tư, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn quan tâm các đồng sáng lập mình và cấp cho họ đủ quyền sở hữu ngay từ đầu.

Người đồng sáng lập

Rõ ràng, không thể chắc chắn 100% về người đồng sáng lập. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đặt những người đồng sáng lập vào một lịch trình kiểm tra. Thông thường, những người mới khởi nghiệp sẽ ký một thỏa thuận theo đó những người đồng sáng lập sẽ chỉ nhận được cổ phần của họ trong vòng 4 năm với thời hạn một năm "treo". Có nghĩa là trong 12 tháng đầu tiên, người đó sẽ không nhận được gì (ngay cả khi rời công ty).

Sau khoảng thời gian này, tỷ lệ sở hữu đã thỏa thuận được chuyển cho người đồng sáng lập hàng quý (hoặc hàng tháng) trong bốn năm tiếp theo. Một lịch trình đánh giá giúp đảm bảo rằng những người sáng lập là phù hợp - và nếu xảy ra vấn đề khi làm việc cùng nhau, thì có một năm để khắc phục mà không bị lỗ.

Thỏa thuận cổ đông

Bạn nên tính tới điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cổ đông của bạn quyết định rời khỏi doanh nghiệp và bán cổ phần của họ. Để tránh để những người không mong muốn vào công ty của bạn, hãy xem xét quyền ưu tiên của các cổ đông khác khi mua những cổ phiếu này (và đưa điểm này vào thỏa thuận của cổ đông).

Ngoài ra, hãy nhớ rằng người đồng sáng lập cũ của bạn có thể trở thành “đối thủ cạnh tranh” với doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn và hơn thế nữa, sẽ lôi kéo những nhân viên chủ chốt của bạn. Để an toàn, hãy tham khảo ý kiến luật sư và đưa ra thỏa thuận cổ đông chặt chẽ.

 

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia – Bộ KH &CN

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phân bổ cổ phần ở một công ty khởi nghiệp (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang