Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 31/05/2023, 15:52

Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 2)

.

3. Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Với phong cách lãnh đạo độc đoán, nhà quản trị sẽ nắm giữ toàn bộ quyền lực ra ra quyết định. Họ thường giao việc cho nhân viên và chỉ ra cách thực hiện công việc mà không cần nghe ý kiến từ họ.

Nhiều người cho rằng phong cách lãnh đạo này sẽ tạo bầu không khí căng thẳng và hạn chế hiệu quả làm việc. Nhưng trong một số trường hợp phong cách này lại mang tới hiệu quả vô cùng lớn. Mặt khác, phong cách này cũng không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo và sai bảo nhân viên.

Ưu điểm:

- Các nhà lãnh đạo độc đoán thường có phong thái tự tin, đáng tin cậy, năng động, rõ ràng và nhất quán. 

- Hiệu quả trong tình huống khẩn cấp: Khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp hoặc quyết định phải được đưa ra một cách nhanh chóng, phong cách lãnh đạo độc đoán có thể hiệu quả hơn bởi nhà lãnh đạo có khả năng quyết đoán và không cần phải tham khảo ý kiến của những người khác.

Thách thức:

- Khi được áp dụng trong tình huống không phù hợp, phong cách lãnh đạo này có thể khiến các thành viên trong nhóm cảm thấy bị bỏ lại, không được trọng dụng và không được đánh giá cao. Điều này có thể gây tổn hại đến tinh thần và thành công của tập thể.

- Thiếu động lực và cam kết: Phong cách lãnh đạo độc đoán thường không khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến của những người khác, dẫn đến sự thiếu động lực và cam kết từ phía nhân viên, đặc biệt là trong dài hạn.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Những nhà quản lý theo phong cách dân chủ sẽ biết cách phân chia quyền lực quản lý cho nhân viên. Họ luôn khích lệ nhân viên đưa ra ý kiến và cho phép họ cùng thảo luận để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, vai trò quyết định sau cùng vẫn là người lãnh đạo.

Hiện tại, phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Đồng thời đây cũng là phong cách được nhiều nhà quản trị theo đuổi và được nhiều nhân viên yêu thích.

Ưu điểm:

 - Khiến mỗi cá nhân cảm thấy mình là một thành viên có giá trị trong tổ chức, nhờ đó khuyến khích sự sáng tạo, tin tưởng, được học hỏi lẫn nhau và tinh thần tích cực của nhóm. 

- Khi mọi người cùng tham gia tìm kiếm giải pháp sẽ mang lại sự linh hoạt để thực hiện công việc theo nhiều cách khác nhau, giúp họ luôn có động lực, năng suất và gắn kết.

Thách thức:

- Vì phong cách lãnh đạo này cần các cuộc thảo luận để đi đến quyết định cuối cùng nên thường có thể tốn nhiều thời gian.

- Lãnh đạo dân chủ không thực sự linh hoạt trong môi trường đòi hỏi phải ra quyết định nhanh chóng.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang