Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 31/05/2023, 16:00

Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 3)

.

3. Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay (tiếp theo)

Lãnh đạo tự do

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý sẽ chỉ vạch ra kế hoạch chung hoặc giao nhiệm vụ, rất ít khi họ trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao việc, cho phép nhân viên tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Phong cách này có thể áp dụng khi nhân viên đã có cho mình một năng lực nghề nghiệp nhất định. Đây chính là phong cách lãnh đạo mà người chủ ít sử dụng đến quyền lực để quản lý công việc cũng như quản lý nhân sự của chính mình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên của mình có quyền tự đưa ra quyết định của họ nhưng những nhân viên này cũng sẽ là người phải chịu mọi trách nhiệm đối với quy định mà doanh nghiệp đã ban hành.

Từ đó, phong cách lãnh đạo này chỉ thích hợp khi nhân viên có năng lực, dám nghĩ dám làm và có cho mình một tầm nhìn xa trông rộng.

Phong cách lãnh đạo tự do cho phép nhân viên có quyền tự chủ rất cao khi thực hiện công việc. Trong khi đó, nhà quản lý sẽ có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc. 

Tuy nhiên, khi sử dụng phong cách này, nhà quản lý cần hết sức cẩn thận để không gây ra sự mất ổn định trong các đội nhóm.

Ưu điểm:

- Thúc đẩy sự sáng tạo và trao quyền cho các thành viên trong nhóm tham gia và thực hành nhiều hơn, giúp cải thiện kỹ năng và phát triển chuyên môn của họ. 

- Phong cách này không cần nhiều chỉ đạo, hướng dẫn từ các nhà lãnh đạo. Điều này một phần cũng mang lại cho nhân viên động lực và trách nhiệm để làm việc hiệu quả nhất.

Thách thức

- Việc thiếu đào tạo, giám sát cũng có thể hạn chế trong cách thức giải quyết vấn đề của thành viên trong nhóm và dẫn đến thất bại, đặc biệt là những người mới và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

- Nếu người lãnh đạo không kiểm soát tình hình và không can thiệp đúng lúc, tổ chức có thể chịu tổn thất nghiêm trọng.

Phong cách lãnh đạo dẫn đường

Những nhà quản lý theo phong cách lãnh đạo này sẽ đặt ra các mục tiêu cao và yêu cầu cấp dưới của mình phải thực hiện theo định hướng đã đặt ra một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp với những đội ngũ giàu kinh nghiệm, có cùng khát khao giành chiến thắng. Nhược điểm của phong cách này là dễ khiến một số thành viên trong nhóm cảm thấy căng thẳng và không thể theo kịp nhịp độ của nhóm.

Ưu điểm:

- Phong cách lãnh đạo huấn luyện viên thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và các thành viên trong nhóm khi họ được hỗ trợ và giúp đỡ để phát triển kỹ năng và năng lực của mình, đồng thời tạo dựng một môi trường làm việc gắn bó chặt chẽ. 

- Khuyến khích các thành viên trong nhóm xây dựng sự tự tin, phát triển các kỹ năng để gia tăng hiệu suất công việc.

Thách thức:

- Đòi hỏi sự đầu tư vào từng thành viên trong nhóm, việc này gây tốn nhiều thời gian hơn. 

- Có thể không phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu trong môi trường làm việc có các mục tiêu và thời hạn linh hoạt.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang