Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 31/05/2023, 16:04

Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 4)

.

3. Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay (tiếp theo)

Phong cách lãnh đạo phục vụ

Trong phong cách lãnh đạo này, người quản lý sẽ đặt vai trò của từng nhân viên ngang bằng với chính mình. Bởi vì, hơn ai hết họ hiểu rõ sức mạnh của từng cá nhân đối với sự tồn tại và hiệu quả công việc.

Những nhà lãnh đạo theo phong cách này sẽ hướng nhân viên của mình tư duy theo cách của một nhà lãnh đạo thực thụ. Khi một nhân viên được trao quyền, họ sẽ càng có thêm động lực để thể hiện năng lực của mình.

Đây là phong cách lãnh đạo vô cùng phù hợp với các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền.

Ưu điểm:

- Hỗ trợ các thành viên phát triển và khám phá ra nhiều điểm mạnh tiềm ẩn của bản thân.

- Xây dựng và củng cố niềm tin của các thành viên trong nhóm bằng sự trung thực và thẳng thắn trong suy nghĩ, lời nói.

- Phong cách này không áp đặt suy nghĩ của nhà lãnh đạo lên người khác mà thường sẽ lắng nghe, thấu hiểu những vấn đề mà cấp dưới đang gặp phải và đưa ra giải pháp hữu ích.

Thách thức:

- Nhà lãnh đạo phục vụ có thể dễ bị tụt lại phía sau so với những nhà lãnh đạo tham vọng hơn.

- Phong cách này cũng bị coi là không đủ linh hoạt để đáp ứng thời hạn hoặc tình huống yêu cầu áp lực cao.

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Những người theo phong cách lãnh đạo này thường rất tâm lý, khiêm tốn và đáng tin cậy. Họ cũng là người có tầm nhìn tốt và có khả năng truyền cảm hứng cho mọi nhân viên để tất cả cùng phát triển.

Phong cách lãnh đạo này có rất nhiều ưu điểm. Bởi vì, một nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho nhân viên sẽ giúp họ phát huy được tối đa năng lực làm việc của mình. Mọi việc sẽ chỉ tệ đi nếu nhân viên không thể đồng thuận và không hiểu được tầm nhìn của nhà quản lý.

Ưu điểm:

- Đây là phong cách thường gắn liền với các tổ chức định hướng tăng trưởng cao, thúc đẩy sự đổi mới và năng suất.

- Phong cách lãnh đạo này giúp nhân viên vượt ra khỏi vùng an toàn và biết khả năng của mình được đến đâu.

- Lãnh đạo chuyển đổi giúp tăng gắn kết thông qua sự tin tưởng và tầm nhìn được chia sẻ giữa nhà lãnh đạo và nhân viên.

Thách thức:

- Các nhà lãnh đạo chuyển đổi có thể khiến nhân viên bị kiệt sức vì các mục tiêu của tổ chức và những thử thách khó khăn.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 4) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang