Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 31/05/2023, 16:08

Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 5)

.

3. Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay (tiếp theo)

Phong cách lãnh đạo giao dịch

Nguyên tắc của phong cách lãnh đạo này là “Làm tốt được thưởng, làm dở bị phạt”. Nhà lãnh đạo theo phong cách này cần rạch ròi, rõ ràng trong mọi việc và phải xây dựng được một cơ chế thưởng, phạt công bằng, minh bạch.

Ưu điểm:

Đảm bảo tính công bằng trong công việc, quy chế thưởng/phạt phân minh, rõ ràng giúp các nhân viên nắm rõ được tình hình.

Thách thức:

Nếu nhân viên bị phạt bởi những sai sót nhất thời, không cố ý trong công việc thì dễ khiến họ mất động lực.

Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý phải là người có khả năng thu hút người khác. Trong khi đó, đội ngũ nhân viên sẽ cảm thấy họ được truyền cảm hứng, động lực và năng lượng làm việc từ chính những lời nói cũng như hành động của sếp mình.

Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo có phong cách này, bạn sẽ phải rèn luyện kỹ năng, cử chỉ và tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm từ thực tế.

Ưu điểm

Sẽ tạo ra sự đồng lòng và tinh thần sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu chung của nhân viên.

Thách thức

Không phải ai cũng có thể vận dụng phong cách lãnh đạo này. Bởi vì, rất ít người có sự thu hút bẩm sinh. 

Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện

Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện tập trung vào việc xác định và nuôi dưỡng những điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm. Đồng thời phát triển các chiến lược để thúc đẩy sự hợp tác, khuyến khích các thành viên học hỏi và xây dựng mối quan hệ bền chặt.

Nhà lãnh đạo có phong cách huấn luyện thường sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt, đóng vai trò như một huấn luyện viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của họ. Người lãnh đạo sử dụng các kỹ thuật huấn luyện để giúp nhân viên hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, tăng cường sự tự tin và động lực trong công việc.

Ưu điểm:

- Phong cách lãnh đạo huấn luyện viên thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và các thành viên trong nhóm khi họ được hỗ trợ và giúp đỡ để phát triển kỹ năng và năng lực của mình, đồng thời tạo dựng một môi trường làm việc gắn bó chặt chẽ. 

- Khuyến khích các thành viên trong nhóm xây dựng sự tự tin, phát triển các kỹ năng để gia tăng hiệu suất công việc.

Thách thức:

- Đòi hỏi sự đầu tư vào từng thành viên trong nhóm, việc này gây tốn nhiều thời gian hơn. 

- Có thể không phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu trong môi trường làm việc có các mục tiêu và thời hạn linh hoạt.

CASSTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp (phần 5) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang