Kiến thức - Kỹ năng
Thứ sáu , 22/03/2024, 00:00

Phương sai giá bán hàng (Sales Price Variance) là gì? Ý nghĩa và ví dụ

.

Phương sai giá bán hàng trong tiếng Anh là Sales Price Variance.

Phương sai giá bán là chênh lệch giữa số tiền mà doanh nghiệp dự kiến bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và số tiền thực sự mà họ bán được. 

Phương sai giá bán được cho là "thuận lợi" (favorable) khi hàng được bán cao hơn so với giá mục tiêu, hoặc "bất lợi" (unfavorable) khi họ bán với giá thấp hơn giá mục tiêu hoặc giá chuẩn. 

Công thức tính phương sai giá bán hàng:

Phương sai giá bán = (AP - SP) * đơn vị bán

trong đó:

AP: Giá bán thực tế

SP: Giá bán tiêu chuẩn hoặc giá bán dự kiến

Ý nghĩa của phương sai giá bán

Phương sai giá bán có thể tiết lộ sản phẩm nào đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu bán hàng và xem xét được những sản phẩm nào có thể cần giảm giá. Nếu một sản phẩm được bán cực kì tốt ở mức giá chuẩn của nó, một công ty thậm chí có thể xem xét tăng giá lên một chút, đặc biết nếu những người bán khác đang để giá cao hơn. 

Các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều chuẩn bị ngân sách hàng tháng cho doanh thu và chi phí dự báo cho các giai đoạn sắp tới. Những ngân sách này tổng hợp các dữ liệu trong quá khứ, điều kiện kinh tế được dự đoán theo nhu cầu, động lực cạnh tranh được dự đoán theo nguồn cung, các sáng kiến marketing mới được thực hiện bởi các công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ mới được ra mắt. 

Một ngân sách toàn diện sẽ sử dụng một tập các giá chuẩn và vượt ra khỏi doanh thu dự kiến cho mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt được bán ra, với việc phân tích xa hơn về số lượng bán hàng dự kiến. Sau đó, đưa các số liệu này vào dòng trên cùng của doanh thu bán hàng. Sau khi có kết quả bán hàng trong một tháng, doanh nghiệp sẽ nhập số liệu bán hàng thực tế ở bên cạnh số liệu bán hàng đã được lên ngân sách và sắp xếp kết quả theo từng dịch vụ và sản phẩm.

Không có khả năng một doanh nghiệp sẽ có kết quả bán hàng khớp và chính xác với doanh số đã được lên ngân sách. Do đó, phương sai thuận lợi hoặc bất lợi sẽ xuất hiện trong một cột khác. Việc theo dõi những phương sai này là rất quan trọng vì chúng cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp hoặc người quản lí rằng, tại điểm nào thì doanh nghiệp sẽ thành công và điểm nào thì không. 

Chẳng hạn, một dòng sản phẩm bán chậm, phải được quản lí chú tâm đến, hoặc nó có thể bị loại bỏ hoàn toàn. Mặt khác, một dòng sản phẩm bán chạy, có thể khiến người quản lí tăng giá bán, sản xuất thêm hoặc cả hai.

Ví dụ về phương sai giá bán

Giả sử một cửa hàng quần áo có 50 chiếc áo mà họ dự kiến sẽ bán với giá 20 đô la/chiếc, sẽ mang lại cho họ 1.000 đô la doanh thu. Những chiếc áo đang nằm trên kệ và không bán được nhanh cho lắm, vì vậy cửa hàng chọn cách giảm giá chúng xuống 15 đô la/chiếc.

Cửa hàng bán hết tất cả 50 chiếc áo với mức giá 15 đô la, mang lại tổng doanh thu là 750 đô la. Phương sai giá bán của cửa hàng là doanh thu tiêu chuẩn hoặc dự kiến $ 1.000 trừ đi doanh thu thực tế $ 750, kết quả chênh lệch 250 đô la. Điều này có nghĩa là cửa hàng sẽ có ít lợi nhuận hơn mức đã dự kiến. 

TH

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Phương sai giá bán hàng (Sales Price Variance) là gì? Ý nghĩa và ví dụ tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang