Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ tư , 26/07/2023, 00:00

Plastic People và câu chuyện hành trình khởi nghiệp của người nước ngoài tại Việt Nam (Phần 2)

.

Đến với phần 2, bài viết tiếp tục giới thiệu về diễn biến của mục Tái chế để thế giới sạch hơn.

Theo báo cáo năm 2022 của Ngân hàng Thế giới, ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa thải ra trên đất liền mỗi năm, và từ 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải đổ ra đại dương ở Việt Nam. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.

Ý tưởng thoạt đầu có vẻ khá đơn giản: tái chế rác thải nhựa từ các đầu mối thu gom vốn vẫn hoạt động theo quy trình truyền thống từ nhiều năm qua mà không làm đứt gãy tập quán ứng xử với rác thải một cách thụ động vốn đã quen thuộc ở nhiều hộ gia đình. Với khởi điểm như vậy, Plastic People có nguồn nguyên liệu được phân loại sơ khởi để thực hiện những thử nghiệm về kết cấu và công thức thành phần của mình. Không dừng lại ở đó, song song với việc tìm tòi và điều chế ra những vật liệu tái chế, họ cũng hoàn thiện dần phương pháp truyền thông và mở rộng mạng lưới nhân sự, cộng tác viên để tiến đến việc tự chủ nguồn nhiên liệu thô thông qua các chương trình hợp tác với những công sở, chung cư, trường học, hàng quán cùng chia sẻ mối quan tâm về môi trường.

Tại công ty tái chế của người đàn ông đến từ Argentina, họ thu mua mọi loại rác nhựa. Nano thường xuyên đến các vựa ve chai, mang theo một túi những mặt hàng mình cần mà các đại lý không thu mua, như bao bì các gói snack, khẩu trang y tế (chứa 100% polyester), hộp xốp styrofoam, túi ni lông… để nói với họ rằng đây chính là những loại rác nhựa anh cần. “Chúng tôi mua với giá cao hơn một chút, vì họ phải thu gom chỉ để bán cho chúng tôi. Những loại nhựa các công ty khác không mua, chúng tôi thu mua”, Nano nói về sự khác biệt của công ty.

Rác nhựa có hai nhóm. Một là rác nhựa tạo ra sau tiêu dùng, nghĩa là rác từ hộp đựng trái cây, sữa chua, túi ni lông, hoặc bất cứ thứ gì đựng trong bao bì nhựa. Loại còn lại là rác nhựa trước tiêu dùng, là rác từ các nhà máy.

Kết thúc phần 2 của bài viết Plastic People và câu chuyện hành trình khởi nghiệp của người nước ngoài tại Việt Nam. Qua bài viết, các bạn đã tìm hiểu được thống kê số lượng rác thải nhựa mỗi năm đến ý tưởng tái chế cũng như giới thiệu về Argentina, nơi mà có một người đàn ông mở một công ty tái chế về nhựa và một số phế thải khác. Mời các bạn tiếp tục đón xem phần 3 của bài viết.

 

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Plastic People và câu chuyện hành trình khởi nghiệp của người nước ngoài tại Việt Nam (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang