Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ tư , 26/07/2023, 00:00

Plastic People và câu chuyện hành trình khởi nghiệp của người nước ngoài tại Việt Nam (Phần cuối)

.

Qua các phần 1,2,3 của bài viết Plastic People và câu chuyện hành trình khởi nghiệp của người nước ngoài tại Việt Nam, các bạn đã được cung cấp các kiến thức về làm cách nào để Tái chế để thế giới sạch hơn và giới thiệu các mà người nước ngoài khởi nghiệp tại VIệt Nam. Đến phần cuối này, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu phần còn lại của các kiến thức về cách mà người nước ngoài khởi nghiệp tại Việt Nam.

Là những người tỏa ra thứ năng lượng tích cực và lôi cuốn khi trò chuyện về công việc của mình, họ đã quyết định đặt tên cho dự án của mình là Plastic People cũng vì lẽ đó. Ước muốn của Nestor và Nano chính là một ngày không xa khi không chỉ nhóm cộng sự được gọi tên là Plastic People, mà cộng đồng sẽ được làm quen và góp sức vào dự án vô cùng ý nghĩa này. Cầm trên tay một chiếc gương với khung gương làm từ nhựa của công ty, Nano cho biết không có giới hạn cho sự sáng tạo từ thành phẩm của họ. Tuy nhiên, những sản phẩm có kích thước lớn, như vách tường, mặt bàn, sẽ giúp nhiều rác nhựa được trở lại đời sống hơn.

“Tại thời điểm này, chỉ cần thêm từ 10% nhựa tái chế vào một sản phẩm là bạn đã có thể gọi sản phẩm đó là sản phẩm tái chế. Nhưng sản phẩm của chúng tôi có tỉ lệ tái chế 100%. Càng nhiều sản phẩm của chúng tôi được tiêu dùng, càng nhiều rác nhựa được tái chế”, Nano nói. Từ loại nhựa nhiều cơ sở tái chế “chê”, Plastic People đã tạo ra những sản phẩm có thể xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Úc và Nam Phi.

“Tôi muốn Plastic People ngày một lớn mạnh. Chúng tôi muốn sớm có mặt ở Hà Nội. Chúng tôi cũng đang thảo luận với một số người khác ở Hội An để ít nhất là thu nhận rác nhựa ở đó. Điều chúng tôi muốn là người dân ở các thành phố khác ở Việt Nam trở thành một phần của dự án tuyệt vời này. Hãy gửi chúng tôi rác nhựa của bạn, chúng tôi sẽ tái chế chúng 100%”, Nano khẳng định.

Tái chế là một ngành kinh doanh nhưng Nano bước vào không chỉ để kiếm lợi. “Khi nhựa mới rẻ, việc tái chế không kinh tế, không ai tái chế cả. Chỉ khi nhựa mới tăng giá, tái chế có lợi thì nhiều người mới làm. Với chúng tôi, giá nhựa mới thấp hay cao thì chúng tôi vẫn tái chế và tái chế những thứ khó nhất”, anh nói.

Hiện, Plastic People đã có doanh thu bền vững, đồng thời, làm Việt Nam sạch hơn qua công việc của họ. Anh cũng tâm sự rằng khởi nghiệp ở nước ngoài thật sự gian nan khi khó tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nhưng anh quyết sẽ đi tới cùng. “Nếu thất bại, tôi sẽ đứng lên và bắt đầu lại. Đây là việc chúng ta phải làm. Tôi thấy dường như mọi người đều đợi ai đó bắt đầu sự thay đổi. Nhưng ai cũng có thể mang lại sự thay đổi. Đó là việc Plastic People muốn chứng minh”./.

 

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Plastic People và câu chuyện hành trình khởi nghiệp của người nước ngoài tại Việt Nam (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang