Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 15/05/2023, 00:00

Quản lý chuỗi cung ứng là làm logistics? (Phần 2)

.

Sự khác nhau giữa quản lý chuỗi cung ứng ngành hàng commodities và hàng tiêu dùng

Về cơ bản, ngành hàng commodities thường liên quan đến quá trình mua và bán giữa các doanh nghiệp với quy mô giao dịch lớn cả về số lượng và giá trị đơn hàng. Số lượng SKU của nhóm sản phẩm này thường khá ít. Nguồn cung của nhóm sản phẩm này, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, đa phần bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, điều kiện khí hậu.

Do đó, khi sắp xếp các chuỗi cung ứng, đặc biệt là khâu thu mua sẽ cần đa dạng nhà cung cấp và chuẩn bị hệ thống lưu trữ lớn để tối đa hoá lượng mua trong mùa vụ đó. Với đặc điểm SKU không quá đa dạng thì chi phí cạnh tranh của ngành hàng này sẽ liên quan đến việc tận dụng quy mô lớn trong khâu sản xuất, lưu trữ và vận chuyển hàng hoá.

Đối với ngành hàng tiêu dùng thì SKU sẽ đa dạng hơn rất nhiều, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, ngành hàng này sẽ không tận dụng được tính chất quy mô lớn trong sản xuất như ngành hàng commodities. Thay vào đó, doanh nghiệp thường sẽ chia thành những lô hàng nhỏ hơn và tần suất chuyển đổi máy chạy trong kho cũng sẽ nhiều hơn.

Từ những điểm khác biệt trên sẽ có những lưu ý dành riêng cho việc quản lý chuỗi cung ứng của từng ngành hàng. Với nhóm sản phẩm commodities, chiến lược quản lý sẽ tập trung tối ưu hoá chi phí. Ngành hàng tiêu dùng sẽ tập trung vào chiến lược tối ưu hoá thời gian đáp ứng đơn hàng.

Tối ưu hoá chi phí thể hiện qua việc thu mua nguyên vật liệu với số lượng lớn. Việc này giúp quá trình sắp xếp phương tiện vận chuyển, kho lưu trữ cũng sẽ ít tốn hao phí hơn. Đối với chiến lược tối ưu hoá thời gian thì đội quản lý chuỗi cung ứng cần đảm bảo rằng trong kho lúc nào cũng phải có một lượng hàng trữ nhất định để cung cấp khi có những yêu cầu đột xuất từ các kênh phân phối.

Đặc biệt với chiến lược tối ưu hoá thời gian thường sẽ có hai trường hợp chính cần lưu ý. Đầu tiên là đối với các sản phẩm đã có doanh số ổn định trên thị trường. Trường hợp còn lại là với những sản phẩm mới được tung ra trên thị trường.

Điểm chung của hai trường hợp này là cần xác định được lượng tồn kho an toàn. Đối với nhóm thứ nhất lượng tồn kho cần chuẩn bị có thể được đánh giá dựa trên số liệu về lịch sử số bán để tính được doanh số trung bình theo tuần hoặc tháng. Tuỳ theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp mà các phòng ban liên quan sẽ sắp xếp dây chuyền sản xuất, diện tích lưu trữ kho phù hợp.

Đối với những sản phẩm được chào bán lần đầu trên thị trường, phòng ban liên quan sẽ xác định lượng tồn kho phù hợp dựa vào kế hoạch bán hàng từ đội Sales. Trước khi ra mắt sản phẩm, đội Sales sẽ gửi thông tin dự báo số lượng sản phẩm họ có thể bán từ các kênh. Nhìn chung, khi chưa có số liệu bán ra ổn định thì đội ngũ quản lý chuỗi cung ứng sẽ cố gắng đáp ứng theo doanh số dự kiến của các bạn Sales để đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu biến động của thị trường.

Ở giai đoạn này cũng thể hiện rõ sự liên kết giữa hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và các hoạt động Sales, Marketing của doanh nghiệp. Supply chain management sẽ cần những số liệu dự đoán về nhu cầu, sức mua của thị trường để phối hợp hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động bán hàng, truyền thông.

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Quản lý chuỗi cung ứng là làm logistics? (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang