Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 14/03/2022, 00:00

Quản lý kinh doanh theo mùa/kinh doanh thời vụ: Lựa chọn mô hình quản lý hiệu quả (Phần cuối)

.

Phân bổ sản phẩm một cách hiệu quả đối với thời vụ ngắn ngày

Chẳng hạn, việc bán hoa hồng ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 được đánh giá là có lợi nhuận hay không, không chỉ dựa vào doanh thu bán hàng thực tế ngày 08/3 mà phải xét đến toàn bộ nhu cầu đặt mua trước, trong ngày 08/3 và được gửi cho khách trước khi ngày 08/3. Việc kinh doanh này được hiểu là thời vụ ngắn ngày.

Kinh doanh thời vụ ngắn ngày thường được các cửa hàng bán lẻ quản lý bằng các đơn đặt hàng trước. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ lấy hàng với số lượng như đã thỏa thuận, giảm thiểu nguy cơ tồn kho cho cửa hàng. Việc đặt hàng trước cũng giúp tránh rủi ro như bị “chen ngang” đơn hàng, hết hàng… Tuy nhiên, đơn hàng đặt trước cũng có thể bị hủy. Khả năng xác định chính xác nhu cầu và ra quyết định đặt mua hàng không hề đơn giản. Rất nhiều cửa hàng gặp khó khăn trong việc ước tính nhu cầu của khách hàng. Một số cửa hàng đặt hàng theo cảm tính. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa đáp ứng nhu cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và hàng tồn kho.

Việc tập trung phân bổ sản phẩm chính xác sẽ mang lại hiệu quả lớn. Vì vậy, cần đánh giá một cách logic, chính xác khả năng mua hàng của khách hàng dựa trên lịch sử đặt hàng trước đó của họ. Từ đó, các công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng có thể đưa ra quyết định đặt hàng.

Để đưa ra quyết định phân bổ sản phẩm một cách hợp lý nhất thì các số liệu bán hàng cụ thể trước đó là rất quan trọng. Phân bổ phải dựa trên các dự báo và dữ liệu cụ thể có sẵn hoặc không có sẵn trên lịch sử doanh số bán hàng của công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng đối với một sản phẩm nhất định. Trong trường hợp sản phẩn theo mùa được bán quanh năm thì mức tồn kho cho phép cũng phải được tính đến khi phân bổ để có thể phản ánh tiềm năng bán hàng một cách chính xác nhất.

Bổ sung đúng thời điểm, phản ứng nhanh nhạy đối với thời vụ dài ngày

Nếu sản phẩm được bán có thời vụ dài ngày, việc đặt mua thêm hàng vào đúng thời điểm sẽ giúp công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng giảm rủi ro tồn kho. Đơn hàng được đặt có thể bổ sung linh hoạt dựa trên doanh thu trong thời vụ giúp họ không cần đầu tư quá nhiều vốn một lúc.

Nếu công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng cùng một lúc dồn toàn bộ vốn vào một mặt hàng thì điều gì sẽ xảy ra? Việc kinh doanh sẽ tốn kém rất nhiều, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, rủi ro thất bại lớn ập đến.

Giải pháp tốt nhất là dự đoán nhu cầu và đặt mua hàng tại đầu thời vụ (có thể chỉ lấy ⅓ số hàng cả mùa). Khi thời vụ bắt đầu, công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng có nhiều thông tin, dữ liệu hơn. Dựa vào đó, họ có thể quyết định đặt mua bổ sung. Điều này cho phép họ thay đổi một cách linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy trước các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, việc kiểm soát lượng hàng cung cấp cũng rất quan trọng, tránh trường hợp thiếu hàng, chen ngang hay bị cắt đơn hàng.

Nếu quyết định mua toàn bộ sản phẩm phục vụ cho cả mùa thì cần kiểm soát được lượng hàng trong kho, đẩy sản phẩm đi vào thời điểm nào là tốt nhất. Phương pháp tốt nhất để đạt doanh số bán hàng cao là có được hệ thống phân phối tốt, phân bổ sản phẩm một cách hợp lý. Điều này giúp tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Quản lý kinh doanh theo mùa/kinh doanh thời vụ: Lựa chọn mô hình quản lý hiệu quả (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang