Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 17/05/2023, 00:00

Quản trị kênh phân phối: Định nghĩa và 10 chiến lược hiệu quả (Phần 1)

.

Các chiến lược quản lý kênh thường là một cách tốt để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí marketing cũng như phân phối sản phẩm và dịch vụ của họ. Trong bài viết dưới đây bao gồm định nghĩa về quản lý kênh, giải thích tầm quan trọng của nó và 10 chiến lược quản lý kênh bạn có thể sử dụng trong doanh nghiệp của mình.

1. Quản lý kênh phân phối là gì?

Quản lý kênh bao gồm các phương pháp truyền thông khác nhau mà các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá và phân phối sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

Với lĩnh vực quảng cáo, việc quản lý kênh giúp các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả các chiến dịch marketing trên các phương tiện như truyền hình, trên mạng xã hội, podcast và phương tiện in ấn như báo và tạp chí. Các kênh trên giúp các công ty quảng bá sản phẩm của họ tới thị trường và khách hàng mục tiêu.

Ngoài quản lý các kênh trong việc quảng bá sản phẩm, các công ty còn quản lý kênh để phân phối. Phân phối sản phẩm là các quy trình mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình tới khách hàng.

Về việc quản lý kênh phân phối, các công ty thiết lập quan hệ đối tác với các bên thứ ba như đại lý, nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ, giúp cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng. Nhu cầu quản lý kênh phân phối của một công ty phụ thuộc vào quy mô và cấu trúc của công ty đó. Một doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng của mình có thể không có kênh để quản lý, nhưng một doanh nghiệp lớn có thể cần quản trị nhiều kênh phân phối.

2. Tại sao quản lý kênh phân phối lại quan trọng?

Quản lý kênh rất quan trọng trong việc kết nối với khách hàng, hỗ trợ đối tác bên thứ ba và quản lý nhà cung cấp. Việc lập kế hoạch quản lý kênh cẩn thận giúp doanh nghiệp theo dõi mức độ hiệu quả của các kênh vào mục tiêu kinh doanh.

Khi quản lý các kênh một cách hiệu quả, công ty sẽ đảm bảo cung cấp sản phẩm mà khách hàng muốn, khi họ có nhu cầu cao nhất, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển mối quan hệ tích cực với các đối tác. Mặc dù quản lý kênh yêu cầu lập kế hoạch quản trị và có thể trở nên phức tạp đối với các doanh nghiệp có nhiều kênh, nhưng đây là một phần thiết yếu để cải thiện chiến lược kinh doanh và tiếp cận thị trường mục tiêu.

3. 10 chiến lược quản lý kênh phổ biến

Có nhiều kiểu quản lý kênh mà mỗi kiểu tập trung vào một lĩnh vực phát triển và duy trì kênh khác nhau. Dưới đây là một số chiến lược quản lý kênh phổ biến:

3.1. Phát triển kiến trúc hệ thống kênh

Kiến trúc hệ thống kênh là hệ thống kiến trúc vận hành cho các kênh của doanh nghiệp. Nó bao gồm cấu trúc kênh mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng của bạn. Ví dụ: kiến trúc kênh có thể bắt đầu từ khi sản phẩm đi từ nhà sản xuất tới người bán buôn, tới người bán lẻ, sau đó là tới khách hàng.

Kiến trúc kênh cũng có thể đơn giản như cấu trúc trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đối với các công ty tự sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của riêng họ và không cần tới dịch vụ của đối tác bên thứ ba, một cấu trúc kênh đơn giản sẽ là sự phù hợp. Tóm lại, kiến trúc kênh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp đó.

Còn tiếp…

Nguồn: searchenginejournal.com

Casti Hub dịch

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Quản trị kênh phân phối: Định nghĩa và 10 chiến lược hiệu quả (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang