Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 17/05/2023, 00:00

Quản trị kênh phân phối: Định nghĩa và 10 chiến lược hiệu quả (Phần cuối)

.

3. 10 chiến lược quản lý kênh phổ biến (tiếp theo)

3.6. Trải nghiệm thương hiệu

Các doanh nghiệp cũng cần một kế hoạch trải nghiệm thương hiệu tốt để tạo ra tiếng nói thương hiệu nhất quán trên nhiều kênh khác nhau. Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là điều cần thiết trong việc tạo bản sắc riêng của sản phẩm và cách công chúng cảm nhận về chúng.

Việc xây dựng thương hiệu nhất quán truyền đạt các giá trị của công ty tới khách hàng mục tiêu và khi các giá trị của khách hàng phù hợp với những giá trị được quảng bá, họ có thể có nhiều khả năng tương tác với doanh nghiệp đó hơn.Ví dụ: một công ty quảng bá sản phẩm làm đẹp có thể nhấn mạnh cách sản phẩm của họ thúc đẩy niềm tin đối với khách hàng.

Các phương pháp doanh nghiệp sử dụng để truyền đạt thông điệp có thể khác nhau khi bán sản phẩm online và bán trực tiếp. Các nhà phân phối online hiếm khi tương tác trực tiếp với khách hàng như cách mà nhân viên bán hàng tại cửa hàng bán lẻ có thể làm, nên công ty có thể thực hiện nhiều quảng cáo trực quan hơn để mọi người cảm thấy tin tưởng khi sử dụng sản phẩm của họ. Để tiếp thị tại cửa hàng, công ty có thể đào tạo nhân viên bán hàng tặng mẫu miễn phí và đưa ra những cam kết về sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng mẫu sản phẩm.

3.7. Định giá

Các doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một phần của chiến lược quản lý kênh của họ.

Với chiến lược quản lý này, các doanh nghiệp xem xét khách hàng mua sản phẩm ở đâu và như thế nào. Vị trí và phương thức mua hàng có thể ảnh hưởng đến mức giá mà doanh nghiệp đặt ra vì khách hàng mua hàng qua các kênh khác nhau có thể có mức giá khác nhau mà họ sẵn sàng trả.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể tiếp thị một sản phẩm như một mặt hàng xa xỉ và bán nó với giá cao hơn thông qua một nhà bán lẻ ở khu vực giàu có bởi khách hàng mua sắm ở những khu vực đó có nhiều khả năng trả giá cao hơn cho một sản phẩm.

3.8. Lập kế hoạch bán hàng và vận hành

Lập kế hoạch hoạt động và bán hàng là việc dự đoán nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ và tăng sản lượng để đáp ứng những nhu cầu đó. Ví dụ: một số sản phẩm có thể có nhiều nhu cầu hơn trong mùa lễ.

Các doanh nghiệp theo dõi nhu cầu đối với các sản phẩm của họ trong suốt cả năm và lập kế hoạch chi tiết để bắt đầu hoặc tăng sản lượng cho các mặt hàng theo mùa để kịp thời phân phối. Các công ty nghiên cứu kỹ lưỡng và tạo ra các mô hình chuyên sâu để dự đoán nhu cầu sản phẩm để có thể tối ưu hóa doanh số bán hàng mỗi mùa.

3.9. Quản lý doanh thu

Quản lý doanh thu là việc sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa doanh thu từ các hàng hóa tồn kho. Một ví dụ về quản lý doanh thu là giảm giá các mặt hàng theo mùa vào gần cuối mùa để khuyến khích bán hàng, giảm lượng hàng tồn kho của các sản phẩm ít có nhu cầu và tăng lượng hàng của các mặt hàng có nhiều nhu cầu hơn. Chiến lược này tối ưu hóa lợi nhuận thu được từ lượng hàng hóa có sẵn.

Một nhà bán lẻ quần áo có thể giảm giá đồ tắm vào cuối mùa hè. Những đợt giảm giá này có thể khuyến khích khách hàng mua số hàng tồn kho còn lại để nhà bán lẻ có thêm không gian trưng bày các mặt hàng quần áo mùa thu và mùa đông.

3.10. Phân phối

Quản lý việc phân phối sản phẩm thông qua từng kênh có nghĩa là tối ưu hóa việc giao hàng của bạn. Ví dụ: nếu bạn phân phối sản phẩm trực tiếp cho khách hàng đặt hàng qua cửa hàng trực tuyến và cũng phân phối sản phẩm cho khách hàng qua nhà bán lẻ, phương thức giao hàng được sử dụng để phân phối sản phẩm qua các kênh này có thể khác nhau.

Bạn có thể cần lên kế hoạch cho các phương án phân phối hàng loạt sản phẩm bán buôn và các phương án khác nhau để phân phối sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Bằng cách tạo các kế hoạch phân phối khác nhau cho từng kênh, bạn có thể cải thiện hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho việc phân phối của mình.

Kết luận

Quản lý kênh thành công cho phép các công ty thu hút nhiều khách hàng hơn, tối ưu hóa lợi tức đầu tư và hình thành mối quan hệ có lợi với các đối tác. Do vậy, việc tìm hiểu về quản lý kênh sẽ giúp bạn chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nguồn: searchenginejournal.com

Casti Hub dịch

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Quản trị kênh phân phối: Định nghĩa và 10 chiến lược hiệu quả (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang