Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 08/03/2022, 00:00

Quy trình xây dựng thương hiệu

.

Để xây dựng và quản lý thương hiệu, các công ty phải xác định yêu cầu cụ thể, từ đó xác định những gì cần thực hiện trong hiện tại và tương lai.

Yêu cầu đối với xây dựng thương hiệu

Khi thực hiện xây dựng thương hiệu, phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Thứ nhất, tiến hành nghiên cứu để hiểu khách hàng nhận thức về thương hiệu của công ty và thương hiệu đối thủ như thế nào?

- Thứ hai, phải đảm bảo tính xuyên suốt lâu dài, thống nhất từ mọi cấp và sử dụng nguồn lực hướng đến khách hàng hiệu quả.

- Thứ ba, đảm bảo sự nhận biết đầy đủ của khách hàng về thương hiệu, tăng lòng trung thành của khách hàng.

- Thứ tư, phát triển thiết kế, định vị, kiến trúc, nhận diện thương hiệu phù hợp.

- Thứ năm, kế hoạch giao tiếp marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu.

- Thứ sáu, đánh giá tài sản thương hiệu liên tục và theo dõi thường xuyên thông qua nghiên cứu để phát triển, duy trì và điều chỉnh xây dựng thương hiệu.

Những nội dung cần thực hiện xây dựng thương hiệu

Nghiên cứu thị trường: Đây là hoạt động cơ bản nhằm nắm thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối, nội bộ doanh nghiệp, làm cơ sở cho các bước tiếp theo. Do vậy, khi xây dựng thương hiệu phải thực hiện bước này trước tiên.

Thấu hiểu khách hàng: Xây dựng thương hiệu không chỉ hiểu nhu cầu mà còn phải hiểu sâu sắc về tính cách, tâm lý (nhận thức, cảm xúc), những yếu tố mang tính trừu tượng, vô hình của khách hàng.

Xác định tầm nhìn thương hiệu: Đây là bước định hướng mang tính chiến lược dài hạn. Dựa trên nghiên cứu  thông tin thị trường và thấu hiểu khách hàng, công ty sử dụng các nguồn lực hiệu quả, thực hiện định vị, xây dựng hệ thống nhận diện và quảng bá thương hiệu phù hợp.

Định vị thương hiệu: Thông qua bước này, công ty xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Do khách hàng luôn thay đổi về nhu cầu tiêu dùng nên việc định vị và tái định thương hiệu phải dựa trên biến động thị trường và tình hình doanh nghiệp.

Thiết kế kiến trúc thương hiệu: Kiến trúc thương hiệu sẽ hỗ trợ qua lại thương hiệu mẹ, thương hiệu con và dãy sản phẩm, giúp tiêu thụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí marketing.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Để khách hàng nhận biết thương hiệu tốt, công ty phải tạo ra hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là nhận dạng/ đặc tính/ bản sắc thương hiệu).

Thực hiện truyền thông thương hiệu: Thực hiện giao tiếp marketing bằng các hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại, qua đó giúp công ty quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.

Đánh giá sức khỏe thương hiệu: Hoạt động này cũng là một nguồn thu thập thông tin thường xuyên nhằm biết được việc xây dựng thương hiệu thành công hay không và điều chỉnh lại các bước xây dựng thương hiệu phù hợp hơn.

Quản lý thương hiệu: Việc quản lý thương hiệu thông qua phối hợp các hoạt động này có mối liên hệ, hỗ trợ qua lại lẫn nhau, trong đó, nguồn thông tin quan trọng cần phải thu thập thường xuyên, giúp thực hiện và điều chỉnh các hoạt động.

Việc nghiên cứu thị trường, khách hàng và đo lường sức khỏe thương hiệu là những công việc công ty  phải thực hiện thường xuyên. Khi thu thập thông tin và thấu hiểu khách hàng rõ ràng sẽ giúp công ty điều chỉnh tầm nhìn thương hiệu và các hoạt động xây dựng thương hiệu.

Tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Quy trình xây dựng thương hiệu tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang