Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 22/05/2023, 00:00

Rebranding và 14 gợi ý để doanh nghiệp làm Rebrand thành công (Phần cuối)

.

3. 14 gợi ý để doanh nghiệp làm Rebrand thành công (tiếp theo)

3.15. Tạo kế hoạch Social Media Marketing

Tạo một kế hoạch Social Media Marketing là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc làm mới thương hiệu cho một doanh nghiệp. Phương tiện truyền thông xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà các doanh nghiệp có trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Nó cung cấp cho doanh nghiệp cách để tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Bước đầu tiên trong việc tạo một kế hoạch Social Media Marketing là chọn các nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng. Mỗi nền tảng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Sau khi đã chọn được nền tảng sẽ sử dụng, bước tiếp theo cần sáng tạo nội dung để chia sẻ chúng tới khách hàng của bạn.

Nội dung nên được tạo dựa theo mục tiêu thu hút khách hàng và quảng bá bản sắc thương hiệu mới. Điều quan trọng là phải theo dõi kết quả của chiến dịch Social Media Marketing và thực hiện các thay đổi cần thiết để đảm bảo đạt được kết quả mong muốn.

4. Case study về Rebranding

Làm Rebrand có thể mang lại tác động tích cực hoặc tiêu cực cho doanh nghiệp. Một mặt, việc làm mới thương hiệu có thể tạo ra sự mới mẻ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường mới và đạt được thêm nhiều thành công.

Mặt khác, nếu làm Rebrand không hiệu quả, có thể làm tổn hại danh tiếng mà doanh nghiệp đã vất vả xây dựng. Nó có thể khiến khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải bước đi cẩn thận khi xem xét làm mới thương hiệu của mình.

Một số ví dụ về sự thành công của các doanh nghiệp tiến hành là Rebrand:

  • Việc chuyển đổi của Google thành Alphabet Inc. vào năm 2015.
  • Apple chuyển từ “Apple Computer” sang “Apple Inc.” vào năm 2007.
  • Sự thay đổi về logo và slogan của Viettel: từ  “Hãy nói theo cách của bạn” được tối giản nhưng mang nhiều ý nghĩa thành “Viettel – Theo cách của bạn”.
  • Thay đổi về thiết kế logo của Vascara.

Trong khi đó, một số ví dụ nổi tiếng về Rebranding không thành công có thể kể đến như:

  • Cách Coca-Cola chấm dứt sản xuất “Coke” và thay thế sang công thức mới là “New Coke”.
  • Yahoo! đã bị người dùng chế giễu vì quyết định thêm dấu chấm than vào cuối logo vào năm 2013.
  • Sun Chips đã cố gắng thay đổi bao bì để tạo dựng nhận thức thương hiệu “xanh” cho doanh nghiệp, tuy nhiên khách hàng không thích điều đó.

Tuy nhiên, Rebranding có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lịch sử của công ty, nguồn lực của thương hiệu và tình trạng của nền kinh tế. Do đó, bất kỳ công ty nào đang xem xét việc làm mới thương hiệu nên tiến hành thận trọng để tránh sai sót. Bạn cũng có thể cùng các chuyên gia trong ngành phân tích chiến lược trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào.

Rebranding cho một doanh nghiệp không hề dễ dàng, nhưng đó cũng là cơ hội để bắt đầu lại và tạo bản sắc mới cho thương của bạn. Sự thay đổi nào cũng đi kèm với rủi ro. Hãy cân nhắc giữa những rủi ro và lợi ích trước khi thực thi một hành động nào trong tổng thể chiến dịch Rebranding. Càng cẩn thận với những “bước đi”, thương hiệu của bạn càng có nhiều cơ hội để thành công.

Casti Hub dịch

Nguồn: Searchenginejournal.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Rebranding và 14 gợi ý để doanh nghiệp làm Rebrand thành công (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang