Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 23/05/2019, 14:20

Sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Nút thắt bản mô tả

Bên cạnh việc xác định chuẩn xác các dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế thì kỹ năng viết bản mô tả được đánh giá là cực kỳ quan trọng để đăng ký thành công một sáng chế trong lĩnh vực sinh học.

Khuyến nghị nói trên được báo cáo viên Nguyễn Văn Lâm đến từ Trung tâm Thẩm định Sáng chế (Cục SHTT) đặc biệt nhấn mạnh tại buổi tập huấn Hướng dẫn Đăng ký sáng chế liên quan đến chủng vi sinh và gen, do Sở KHCN TPHCM phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức vào hôm 17/5.

Được biết, đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực, có chiều sâu được triển khai nhằm hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 trên địa bàn TP.HCM.

Cụ thể, tại buổi tập huấn, báo cáo viên Nguyễn Văn Lâm đã trình bày chuyên đề Sáng chế và dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Buổi tập huấn thu hút sự quan tâm tham dự của hơn 100 người là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia và giảng viên, sinh viên cũng như nhà quản lý đang làm công tác nghiên cứu, phát triển giống, gen trong lĩnh vực, chuyên ngành liên quan.

Theo ông Lâm, ở mức cơ bản nhất, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học có thể được bảo hộ gồm vật lý sinh học và quy trình vi sinh. Trong đó, vật liệu sinh học được phân lập từ môi trường tự nhiên (của chính vật liệu sinh học đó) hoặc được tạo ra bằng phương tiện là quy trình kỹ thuật ngay cả khi việc tạo ra này đã có trong tự nhiên.

Còn đối với quy trình vi sinh, để được bảo hộ thì đó phải là một quy trình vi sinh hay quy trình kỹ thuật hoặc một sản phẩm thu được bằng phương tiện kỹ thuật mà không phải là giống thực vật hay động vật.

Tuy nhiên, ông Lâm lưu ý rằng, các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học không được bảo hộ là những sáng chế trái với đạo đức xã hội và gây phương hại đến xã hội, lợi ích cộng đồng, đơn cử như quy trình biến đổi tính đồng nhất di truyền dòng phôi ở người hay người được biến đổi theo cách thức đó.

"Ngoài ra, quy trình nhân bản vô tính người hoặc người được nhân bản vô tính, hay tách dòng phôi người cũng không thuộc diện được bảo hộ sáng chế", ông Lâm nhấn mạnh, "Việc không bảo hộ sáng chế cũng được áp dụng với việc sử dụng phôi người vào những mục đích thương mại hay công nghiệp".

Vẫn theo lời ông Lâm, các dấu hiệu kỹ thuật hay giải pháp kỹ thuật nhiều khả năng được xác nhận là sáng chế khi thể hiện đầy đủ, chính xác sự khác biệt cần thiết, tổng thể so với các sáng chế trước đây đã được bảo hộ, và nói cho rõ thì đây chính là nét mới, và thể hiện trình độ của sáng chế. 

Đại diện Phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Sở KHCN TP.HCM cho biết, trước khi bắt tay vào việc thực hiện bảng tóm tắt trong hồ sơ xin đăng ký bảo hộ sáng chế, thì việc lưu trữ lại các thư viện gen, vật liệu cũng cần được thực hiện đầy đủ, theo quy trình và khoa học.

Đối với bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế, chuyên gia Lâm khẳng định, đây là khâu cực kỳ quan trọng trong việc hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin đăng ký bảo hộ sáng chế.

Theo đó, bản mô tả phải thể hiện rõ và cụ thể tên sáng chế, tình trạng kỹ thuật của sáng chế và các bản chất kỹ thuật của sáng chế liên quan. 

Cá nhân, tổ chức xin bảo hộ sáng chế cần chú trọng đến việc phân tích rõ các nhược điểm của giải pháp kỹ thuật đã biết trước đây và gần nhất, và cách thức mà sáng chế mới đang cần bảo hộ sẽ khắc phục được. Ngoài ra, ở phần mô tả chi tiết sáng chế, chủ thể xin cấp bảo hộ sáng chế cần mô tả rõ, chi tiết và đầy đủ sáng chế thông qua các phương án ưu tiên mà được cấu thành bởi các dấu hiệu kỹ thuật. có tham chiếu đến các hình vẽ, bảng biểu, số chỉ dẫn nếu có.

Tiến Đức (khampha.vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Nút thắt bản mô tả tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang