Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 23/05/2019, 02:31

Sinh viên làm máy phân tích phổ ánh sáng nhỏ gọn, giá chỉ 6 triệu

Máy phân tích phổ ánh sáng cầm tay có thể phân loại trái cây chín tự động, đánh giá chất lượng nguồn sáng, màu in hay đo nồng độ NH4+ (amoni) trong ao nuôi tôm…

Sản phẩm này là của Nguyễn Tiến Lộc, sinh viên khoa Điện tử - viễn thông, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM.

Lộc kể, trong một lần nói chuyện với thầy Lê Đức Hùng (Trưởng phòng thí nghiệm DESLab), thầy nói về thông tin một loại cảm biến phân tích phổ ánh sáng có kích thước nhỏ gọn, chỉ khoảng đầu ngón tay cái.

Điều đó trùng hợp khi Lộc cũng từng dành nhiều thời gian cho bộ môn hoá học. Khi còn học phổ thông Lộc hiểu rõ những ứng dụng của cảm biến phân tích phổ vào cuộc sống.

“Nhận thấy mình có thể tạo ra một sản phẩm mới lạ nên em đã xin thầy cung cấp cảm biến và hướng dẫn em làm sản phẩm trên”- Lộc nói.

Ý tưởng của Lộc là dựa vào cảm biến phân tích phổ ánh sáng để chế tạo một thiết bị cầm tay có khả năng phân loại trái cây chín tự động, đánh giá chất lượng nguồn sáng, màu in hay đo nồng độ NH4+ (amoniac) trong ao nuôi tôm…

Sau nhiều tháng tìm tòi nghiên cứu, máy phân tích phổ ánh sáng cầm tay bao gồm 3 bộ phận: Phần cảm biến làm nhiệm vụ đọc dữ liệu quang phổ từ vật mẫu, xử lý các tín hiệu điện sau đó truyền không dây về máy tính thông qua Bluetooth.

Bộ phận thứ hai là USB dongle được kết nối trực tiếp với máy tính, làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ cảm biến và gửi qua cho máy tính. Sau khi có các dữ liệu, phần mềm trên máy tính để thể hiện dữ liệu quang phổ.

Máy có kích thước nhỏ, gọn, có thể cầm trong tay dễ dàng. Đặc biệt, máy có khả năng phân tích được các bước sóng trong dải ánh sáng khả kiến. Phần mềm phân tích cho phép đánh giá được các thông số của quang phổ

“Máy phân tích phổ ánh sáng cầm tay có một số ứng dụng trong cuộc sống như phân loại trái cây chín tự động, đánh giá chất lượng nguồn sáng, màu in hay đo nồng độ NH4+ (amoni) trong ao nuôi tôm…”- Lộc nói.

Cảm biến phân tích phổ của Lộc. Ảnh: NVCC.

Hiện tại với phiên bản sản xuất thử nghiệm (số lượng 1) thì giá thành khoảng 6 triệu đồng/ máy. Tuy nhiên, nếu sản xuất thương mại hóa thì sản phẩm có thể rẻ hơn.

TS Lê Đức Hùng, Trưởng phòng thí nghiệm DESLab, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, sản phẩm vẫn còn một số hạn chế như dải phổ hoạt động còn ngắn nên số lượng ứng dụng vẫn còn ít. Thiết bị chưa thể kết nối trực tiếp với điện thoại di động, vốn rất phổ biến và đã hỗ trợ sẵn Bluetooth.

“Sinh viên có thể nâng cấp hệ thống cảm biến để có thể sử dụng với dải phổ hồng ngoại gần, vốn được biết đến với rất nhiều ứng dụng trong thực tế”- TS Hùng nói.

Sản phẩm của Lộc đã giành giải Khuyến khích cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka" năm 2018 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức.

Hà Thế An (khampha.vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Sinh viên làm máy phân tích phổ ánh sáng nhỏ gọn, giá chỉ 6 triệu tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang