Xu hướng
Thứ sáu , 29/03/2019, 10:15

Startup cho những người ghét Yoga

Bực mình vì trải nghiệm lớp yoga tệ hại, Sarah Larson Levey đã mở ra Y7 Studio, một dạng boutique phòng tập.

Sarah Larson Levey nay đã trở thành “bà hoàng” trong giới yoga, nhưng dường như cũng là người khác biệt nhất. “Tất cả là do tôi thực sự ghét yoga”, Levey nói về công ty năm tuổi của mình, Y7 Studio. Đứng thứ 80 trong danh sách Inc. 5000 năm 2018 đủ để thấy tiềm lực của Y7 Studio.

Levey, 31, swears she had nothing like this in mind when she and her then-fiancé, Mason Levey, started offering pop-up classes in Brooklyn's Williamsburg neighborhood in the summer of 2013.

Levey, 31 tuổi, thề rằng cô không có gì giống như vậy khi cô và chồng sắp cưới của mình, Mason Levey, bắt đầu mở các lớp học pop-up trong khu phố Williamsburg của Brooklyn vào mùa hè năm 2013.

Kể từ khi chuyển từ New York đến Michigan, cô đã không thể tìm thấy được lớp yoga nào như ý. Cô cảm giác như đó là những lớp tụng kinh, sử dụng thuật ngữ khó hiệu hoặc hệ thống ánh sáng và gương khiến cô cảm thấy không thoải mái. Đỉnh điểm trong một khóa học 60 phút ở Bali, cô chỉ chịu được 25 phút là không thể tiếp tục được nữa.  Cô cảm thấy lãng phí tiền.

Vậy là, Levey đã lùng sùng khắp Internet để tìm được một không gian rẻ tiền, đủ để cô tổ chức một lớp học nhỏ với những người sẵn sàng học theo cách của cô. Cô không dự định kiếm tiền, chỉ mướn một lớp yoga cùng chung chí hướng để giảm chi phí. Những lớp học đầu tiên được tổ chức vào cuối tuần trong một phòng thu âm không còn hoạt động. Thật bất ngờ, nó đã thành công đến mức cô đủ tự tin đặt bút ký thuê hàng tháng một căn phòng nhỏ. Với 30 mét vuông, nó chỉ đủ cho 8 người tập.

Thật tình cờ, một trong những người tập cùng cô là Mary Biggins, đồng sáng lập ClassPass (sau này đổi tên là Classtivity) – dịch vụ cho phép người dùng tham gia các lớp học tại nhiều phòng tập khác nhau. Biggins đã ký hợp đồng làm đối tác với Levey, và Levey nhận ra rằng mình cần một không gian lớn hơn. Bỗng chốc, phòng tập yoga đã trở thành một startup tự lúc nào.

Tháng 1/2015, Y7, cái tên được lấy cảm hứng từ 7 luân xa, 7 trung tâm năng lượng chính trên cơ thể – đã khai trương phòng tập chính thức đầu tiên ở Manhattan. Rất nhanh sau đó, Levey và chồng đã nghỉ công việc khi ấy để toàn tâm toàn ý vào công ty mới.

Vốn hoạt động trong ngành thời gian, Levey trước đó dành cả ngày để diễn giải các xu hướng mới cho những người mua buôn và bán các bộ sưu tập sắp ra mắt. Khi Y7 ra đời, cô ấy đang đi theo một trong những xu hướng lớn nhất: sự phát triển của tập luyện và thể dục thẩm mỹ. Theo thống kê của Hiệp hội Câu lạc bộ sức khỏe, quần vợt và thể thao quốc tế, hơn 61 triệu người Mỹ đã từng đến phòng tập trong năm 2017, tăng 6,3% so với năm trước đó và tăng 33% so với một thập kỷ trước đó.

Y7 đã trở thành biểu tượng của loại phòng tập kiểu mới. Các phòng tập đa năng truyền thống thoái trào, các chuỗi boutique đang nổi lên, nhiều cái tên còn tăng trưởng ở mức hai con số như Club Pilates (thuộc sở hữu của Xponential Fitness), SoulCycle, Pure Barre và Orangetheory. Bất chấp việc các boutique này thường tính phí học hàng ngày cao hơn so với phòng tập thu tiền hàng tháng.

Ảnh: Y7 Studio

Đó là bởi những nơi này hướng tới những người quá bận rộn để theo chu trình học hàng tháng truyền thống. Khát vọng sức khỏe luôn mãnh liệt và nay xâm nhập càng sâu, từ thực phẩm chúng ta ăn đến cách chúng ta làm việc, vui chơi và thậm chí cả giấc ngủ. Nhu cầu với các sản phẩm và dịch vụ giúp người tiêu dùng cảm thấy họ đang sống tốt nhất, lành mạnh nhất đang tăng tốc. Khi xu hướng gặp nhu cầu, chắc chắn các doanh nhân không bỏ lỡ.

“Chúng tôi nhìn thấy một thị trường hàng tỷ đô, những đồng đô la vui vẻ”, Anthony Geisler – CEO của Xponential Fitness sở hữu các thương hiệu như Club Pilates, CycleBar, StretchLab, và Row House – cho biết.

Ngoài phong trào chăm sóc sức khỏe, Geisler còn nhìn thấy ba động lực chính cho sự bùng nổ boutique tập gym: tính nhất quán, tính cộng đồng và tính ràng buộc. Tính nhất quán là trung tâm của một chuỗi cửa hàng. Chẳng hạn như Starbucks, bạn luôn có thể an tâm rằng mỗi cửa hàng đều có những tiện ích như nhau. Geisler đã áp dụng điều đó vào chính các chuỗi sản phẩm của mình, từ những điều nhỏ nhất, như thiết kế phòng thay đồ hay tất hở ngón miễn phí luôn luôn ở đúng vị trí ấy.

Ảnh: Y7 Studio

Tính cộng đồng là khía cạnh xã hội mà mỗi người đều mong muốn. Ai cũng hy vọng mình như đang sống trong một quán bar hay một câu lạc bộ “chất chơi”. Ánh nến và âm nhạc tại Y7 chắc chắn mang lại rung cảm. Nhưng Levey cho rằng bản chất vấn đề nằm ở “cảm giác tình bạn”, họ có cảm giác mình đang chia sẻ mọi khó khăn với nhau.

Ý thức về mối quan hệ chia sẻ giúp giải thích lý do vì sao mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để trở thành thành viên của các boutique chuyên biệt hơn là một phòng tập với đủ loại dụng cụ và các lớp học. “Những người nuôi chó sẽ đến công viên chó. Tại sao? Bởi vì tất cả những người ở đấy đều có ít nhất một chú chó dễ thương khủng khiếp. Con người cũng là động vật bầy đàn thôi. Chúng ta thích đi nghịch nước cùng nhau.”

Ảnh: Y7 Studio

Còn tính ràng buộc nghe thực khó tin. Nhưng điều này rất dễ nhìn thấy ở các quán bar, nơi mọi người sẵn sàng xếp hàng dài để trở thành một phần trong thế giới ấy, dù cái giá chẳng rẻ chút nào. Các boutique này cũng vậy. Mọi người muốn được hòa nhập vào thế giới lành mạnh “cực ngầu” ấy, nhưng không phải ai cũng có thời gian. Đó là lý do mà startup phòng tập đạp xe trong nhà Peloton của John Foley gặt hái được thành công. Ban đầu, chẳng nhà đầu tư nào tin tưởng sẽ có đủ người sẵn sàng từ bỏ cuộc vui thú trên đường chỉ để nhốt mình lại trong các căn nhà và… đạp. Song thực tế đã cho thấy ngược lại. Kể từ năm 2017, số lượng người đăng ký Peloton với mức phí thành viên 39 USD/tháng đã tăng vọt từ 100.000 lên 600.000, bất chấp giá mỗi chiếc xe là 1.995 USD. Ngay cả Foley cũng ngạc nhiên trước sức mạnh cộng đồng ấy.

Thành công của Amazon cho thấy sự thuận tiện đang là một trong những điều mà người tiêu dùng hiện đại tìm kiếm nhiều nhất. Nhưng Levey tin rằng nếu cộng đồng có thể vượt qua sự thuận tiện nếu trải nghiệm nhóm đủ hấp dẫn. Đó là lý do vì sao cô cố gắng để đảm bảo mọi thứ của Y7 thấm nhuần cảm giác thân thuộc và gắn bó. “Mọi người khát khao sự kết nối, điều mà các phòng tập truyền thống không mang lại được”, cô nói.

Ảnh: Y7 Studio

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, Levey đã tự mình làm tất cả, từ nhân viên tiếp tân, quản lý tài chính đến tuyển dụng huấn luyện viên và nhà thiết kế. Chỉ có một công việc cô chưa từng đụng đến: dạy học. Mặc dù có giấy chứng nhận hành nghề, nhưng điều quan trọng với cô ấy là luôn nhìn doanh nghiệp qua con mắt của khách hàng, vì vậy, cô không muốn đứng ở vị thế “dạy” họ. “Tôi là khách hàng. Đó là lợi thế của tôi”, cô tâm sự.

Cô ấy không chỉ là khách hàng của mình. Ngoài Y7, cô còn đến New York Pilates và ModelFit. “Nếu trước đây có người nói rằng tôi sẽ chi 35 USD cho một lớp tập gym, thì tôi sẽ cười vào mặt họ.” Giờ thì cô cũng cười, nhưng là nụ cười thỏa mãn.

Theo songmoi.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Startup cho những người ghét Yoga tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang