Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 28/04/2020, 08:30

Startup phất lên nhờ cung cấp dịch vụ mai táng trực tuyến

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, các đám tang được tiến hành theo nghi lễ rút gọn. Một số công ty khởi nghiệp phất lên nhờ cung cấp dịch vụ mai táng nhỏ gọn, chi phí thấp.

Giữa mùa dịch COVID-19, các đám tang và nghi lễ tưởng niệm được đơn giản hóa với số người tham dự ít hơn.

Uniquest Inc., công ty khởi nghiệp có trụ sở ở Osaka, là một trong số nhiều công ty của Nhật nắm bắt xu hướng các đám tang nhỏ gọn, chi phí thấp và riêng tư hơn, theo Japan Times.

Xu hướng này đang trên đà nở rộ khi virus corona chủng mới khiến người người phải ở trong nhà, các sự kiện tập trung đông người bị hủy. Bởi vậy, tang lễ tiễn đưa những người đã khuất theo truyền thống đã được rút gọn. 

Các gia đình có người già, hộ gia đình đơn thân đang ngày càng quan tâm hơn đến những đám tang đơn giản, giá cả phải chăng”, Daichi Kuroki, Giám đốc marketing của Uniquest, người điều hành nền tảng dịch vụ tang lễ trực tuyến có tên Chiisana Ososhiki (tang lễ nhỏ), nói.

Tôi không nghĩ rằng toàn bộ ngành dịch vụ tang lễ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch so với các ngành khác. Nhưng virus corona có khả năng làm rộ lên nhu cầu các đám tang nhỏ hơn”.

Dịch vụ nhỏ gọn, giá rẻ

Nhật Bản được biết đến là quốc gia có tỷ lệ người già cao nhất thế giới. Nơi đây, tỷ lệ tử cao hơn tỷ lệ sinh trong suốt một thập kỷ. Do vậy, tổ chức đám tang và các dịch vụ ăn theo là ngành kinh doanh béo bở chiếm khoảng 2 nghìn tỷ yen (18,6 tỷ USD) theo một số liệu tính toán, theo Japan Times.

Năm 2019, số trẻ được sinh ra ước tính đã giảm xuống còn 864.000 - mức thấp nhất kể từ năm 1899. Trong khi số ca tử vong cao nhất sau chiến tranh với 1.376 triệu người, theo Bộ Y tế Nhật Bản.

Kamakura Shinsho, công ty dịch vụ tang lễ trực tuyến, cho biết năm 2017, số người đưa tang trung bình tại một đám ma là 64. Nếu tính trên số dân năm 2019 thì có tới 7,34 triệu người Nhật dự đám tang trong một tháng.

Nhật Bản là một trong các quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất trong số các nước phát triển bởi dịch COVID-19.

Tính đến ngày 13/4, nước này có 7.370 ca nhiễm, trong đó 712 từ du thuyền Diamond Princess. 123 ca tử vong vì COVID-19. Tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng khiến chính phủ đã ra lệnh phong tỏa tại một số địa phương.

Ngoài các khuyến cáo giữ vệ sinh tốt và hạn chế tiếp xúc xã hội đã thành thông lệ, thì số lượng các đám tang được tổ chức cũng đang giảm dần. Các dịch vụ tưởng niệm người đã khất bị hoãn lại hoặc hủy.

Uniquest hợp tác với hơn 4.000 nhà tang lễ trên cả nước và làm trung gian cho hơn 200.000 đám tang với chi phí thấp là 119.000 yen (1.100 USD). Hồi đầu tháng này, công ty đã tiến hành dịch vụ mới cho phép khách hàng nhận tiền phúng điếu online.

Ban đầu, dịch vụ này ra đời để giúp những người không thể tham dự đám tang vì lý do sức khỏe hoặc khoảng cách địa lý, tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, trùng hợp là nó đang trở nên hữu ích trong mùa dịch.

Chúng tôi không dự đoán được sự hoành hành của virus khi tạo ra dịch vụ này”, Daichi Kuroki, người điều hành nền tảng dịch vụ tang lễ trực tuyến Chiisana Ososhiki, chia sẻ.

Một công ty khởi nghiệp dịch vụ tang lễ khác ở Tokyo là Yoriso Co. Họ cung cấp giải pháp như hỏa táng người mất trước và hoãn lại tang lễ cùng nghi lễ tưởng nhớ.

Chúng tôi đang nhận được cuộc gọi mỗi ngày từ những người lo lắng về virus và quan tâm đến phương án này”, Katsumoto Nakahara, Giám đốc Điều hành của Yoriso, làm việc với khoảng 900 nhà tang lễ và 1.300 thầy tu Phật giáo, cho biết.

Các công ty như Yoriso và Uniquest đều công bố minh bạch giá các gói dịch vụ tang lễ. Họ đã “chiến thắng” các thủ tục tang lễ truyền thống rườm rà với mức giá không rõ ràng.

Lên ngôi mùa COVID-19

Để dễ hình dung, tang lễ theo nghi thức Phật giáo gồm các quy trình như: nhập liệm (cầu cho người thân được siêu sanh), phát tang, sau đó đến lễ động quan và di quan thường vào ngày hôm sau.

Trong đám ma, những người đến viếng thường mang theo phong bì tiền và thắp hương khấn vái. Ở một số nơi, sư thầy được mời đến tụng kinh trước hương hồn người đã khuất.

Thi thể người mất được chuyển vào chiếc xe tang trang trí công phu và chở đến nhà hỏa táng. Sau khi hỏa táng, gia quyến nhận lại hài cốt trong một chiếc lọ. Chi phí cho một đám tang như vậy rơi vào khoảng 122 triệu yen (9.300-18.300 USD).

Trong khi Yoriso cung cấp dịch vụ trọn gói với giá khoảng 500.000 yen (4.600 USD) hoặc các phương án rẻ hơn nữa với giá chỉ 253.000 yen (2.350 USD), gói gọn trong một ngày.

Chúng tôi giống như một doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế chia sẻ khi đàm phán mức giá rẻ hơn với các nhà tang lễ bằng cách giới thiệu khách hàng mới với họ”, ông Nakahara cho biết.

90% trong số 128 doanh nghiệp tang lễ được khảo sát đã trả lời rằng số lượng khách hàng đang giảm do dịch COVID-19 và họ tin rằng tình hình này sẽ tiếp tục diễn ra. Trong khi đó, các dịch vụ tang lễ được yêu cầu tuân thủ vệ sinh và khử trùng sạch sẽ trong mùa dịch.

Thậm chí, người chết được khuyên gói trong túi đựng xác ở cơ sở y tế và chuyển trực tiếp đến lò hỏa táng.

Katsuji Mizusaki, người đứng đầu một công ty chuyên lo hậu sự cho người đã chết ở Tokyo, lo ngại việc tiếp xúc với các thi thể. “Nhỡ đâu họ chưa được xét nghiệm và chúng tôi không cách nào biết được họ có chết vì virus corona hay không”. Ông cho biết ông và các nhân viên của mình đã hết khẩu trang và đang tái sử dụng chúng.

Theo zing

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Startup phất lên nhờ cung cấp dịch vụ mai táng trực tuyến tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang