Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 07/03/2024, 00:00

Thiên Nông - Dự án nông nghiệp hiện đại trên mảnh đất quê hương (Phần 3)

.

Tiếp tục đến với phần 3, bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu phần còn lại về hành trình “viết tiếp ước mơ của cha” của chủ nông trang Thiên Nông (thôn Cây Da, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập). Từ đó, quý bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng thể về hành trình khởi nghiệp, cân bằng giữa công việc và thực hiện ước mơ của chàng trai Đặng Dương Minh Hoàng.

Nếu người dùng bận, hệ thống sẽ tự động thực hiện chỉ định cài đặt trước để xử lý các tình huống khẩn cấp như khi cây trồng thiếu nước trầm trọng, hệ thống sẽ khởi động hệ thống tưới... Và đó chỉ là một loại cảm biến, nếu lắp đặt thêm các cảm biến khác như chất lượng không khí và nhiệt độ, thì các thuật toán có thể đọc được nhiều hơn nữa. Đặc biệt, khi có càng nhiều người sử dụng, cùng thu thập những thông tin này, các thuật toán này có thể hiểu rõ về điều kiện tự nhiên ở nơi trồng trọt, từ đó đưa ra cách chăm sóc cây trồng càng thêm tối ưu.

Dẫn mọi người ra xem từng gốc bơ, mặc dù đang trong thời điểm khô hanh nhưng thảm thực vật gốc vẫn xanh mướt, độ ẩm đất vẫn mát lạnh, cây trồng vẫn đâm chồi nảy lộc. Hoàng chia sẻ thêm, chi phí để đầu tư một hệ thống hoàn chỉnh từ hệ thống cảm biến đến hệ thống châm phân, tưới tự động hết gần 80 triệu/ha. Tuy nhiên, đổi lại người trồng sẽ tiết kiệm được 80% nước tưới, 40% phân thuốc, hàng trăm công lao động mà vẫn giữ được năng suất ổn định, chất lượng nông sản vượt trội.

“Nước tưới và phân bón có vai trò cực kỳ quan trọng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Với hệ thống này, thuật toán sẽ phân tích để chính xác lượng nước cung cấp đồng thời đưa ra chỉ thị để bộ châm phân tự động hút phân đã được hòa tan với liều lượng định sẵn, rồi đưa vào hệ thống đường ống dẫn nước, phân phối đều ra các hàng cây từ đầu vườn đến cuối vườn, hệ rễ được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây phù hợp cho từng giai đoạn, hạn chế việc bốc hơi làm mất đạm, tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng, năng suất có thể tăng từ 20 - 25%...

“Việc áp dụng công nghệ này cũng hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ cân bằng hệ sinh thái vườn cây. Mặc dù chi phí đầu vào cao hơn so với làm truyền thống, nhưng bù lại trở thành thế mạnh khi tự quyết định được giá trị sản phẩm mình làm ra từ công nghệ số đem lại”, Hoàng cho biết.

Kết thúc phần 3, quý bạn đọc đã có thể dõi theo cuộc hàng trình khởi nghiệp của chàng trai 9x. Mời các bạn đón xem phần cuối của bài viết “Thiên Nông - Dự án nông nghiệp hiện đại trên mảnh đất quê hương”.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thiên Nông - Dự án nông nghiệp hiện đại trên mảnh đất quê hương (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang