Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 03/07/2023, 15:44

Thiết lập "luật chơi mới" của các sàn Thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp SME

.

Lực đẩy đến từ dòng vốn ngoại đã không còn miễn phí hoàn toàn như trước kia. Sau khi tăng chiết khấu để giảm lỗ, bắt đầu từ tháng 11/2022 các nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam tiến hành hạn chế dữ liệu khách hàng, hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ không có dữ liệu về người bán, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng như trước kia (trừ các sản phẩm công nghệ có bảo hành, vẫn được sàn chia sẻ thông tin người mua). Điều này sẽ làm tăng sự lệ thuộc của các doanh nghiệp bán hàng dựa vào sàn, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo trên những nền tảng sàn thương mại điện tử trong thời gian tới. Và đây là dịch vụ sẽ tăng giá theo chu kỳ nên chi phí cho nó sẽ không bao giờ giảm.

Lấy ví dụ, theo thống kê của Haravan, công ty cung cấp giải pháp kinh doanh đa kênh trực tuyến, năm 2022 chi phí để có một đơn hàng thời trang trung bình vào từ 80.000-120.000 đồng, mỹ phẩm vào khoảng 60.000-120.000 đồng và đồ công nghệ trị giá cao (trên 1 triệu đồng), dao động từ 200.000-500.000 đồng mỗi đơn.

“Theo xu hướng trên, chi phí để có một đơn hàng từ khách mới sẽ cao hơn trong tỉ trọng doanh thu của doanh nghiệp, chưa kể những khoản chi phí phải trả cho các sàn thương mại điện tử như phí giao nhận, phí chiết khấu cho sàn, phí quảng cáo”, ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc Tiếp thị Haravan, cho biết.

Trong khi đó, sự xuất hiện của nhân tố mới là TikTokShop với nhiều chính sách ưu đãi chi phí nhưng nền tảng này cũng bắt đầu hạn chế người bán đính kèm đường link dẫn đến các nền tảng bán hàng khác để từng bước đẩy mạnh các dịch vụ quảng cáo, sàn thương mại điện tử của riêng mình và nâng tỉ lệ hoàn đơn cao khi bán hàng sàn thương mại điện tử này, cũng là vấn đề khó gỡ với các nhà kinh doanh.

Một thông điệp ngầm gửi đến những doanh nghiệp online là “không có bữa trưa nào miễn phí”, TikTokShop sau thời gian trợ lực nhà bán hàng sẽ tiến hành tăng phí và giảm trợ giá như những nền tảng khác. Đây là chiến lược chung của các nền tảng sàn thương mại điện tử.

Dù hình thức hợp tác bán hàng với KOL/KOC (cá nhân, tổ chức/người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) đang phát huy thế mạnh từ khi giãn cách và dễ dàng tiếp cận lượng lớn nhóm khách hàng trẻ nhanh chóng, nhưng đó chưa phải là lựa chọn tối ưu hàng đầu cho doanh nghiệp để bớt sự phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử, vì hình thức hợp tác bán hàng với KOL/KOC cũng là một dạng chi phí quảng cáo.

Có 2 hình thức chia sẻ hợp tác với KOL/KOC là phí booking và hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng. Độ nổi tiếng của KOL/KOC trong các lĩnh vực tỉ lệ thuận với chi phí bỏ ra, nhưng không phải cứ nổi tiếng là có thể giúp doanh nghiệp bán được hàng, nhiều trường hợp vừa mất tiền đầu tư, vừa không có doanh số, vừa ảnh hưởng đến thương hiệu, nên khi hợp tác doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, tránh các hình ảnh tiêu cực.

Ông Võ Quốc Hưng, Giám đốc Tăng trưởng của Tonkin Media, cho biết dù có lợi thế giúp sản phẩm tiếp cận rất nhanh nhờ khả năng thu hút đông đảo người sử dụng thuộc thế hệ Gen Z nhưng các KOL/KOC thường phục vụ nhiều nhãn hàng nên mối liên hệ giữa người sử dụng và thương hiệu doanh nghiệp rất thấp. “Thứ đến, khi các KOL/KOC vướng vào bê bối truyền thông có thể ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp”, ông Hưng nói thêm.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thiết lập "luật chơi mới" của các sàn Thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp SME tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang