Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 16/05/2023, 09:05

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đối với chỉ dẫn địa lý

.

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu xác định sản phẩm có nguồn gốc từ vùng, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực đó quyết định.

Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là gì?

Chỉ dẫn địa lý xác định hàng hóa có nguồn gốc từ một địa phương cụ thể, trong khi đó nhãn hiệu là dấu hiệu xác định hàng hóa hoặc dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ từ một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.

Do sự khác nhau về ý nghĩa và mục đích sử dụng giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu dẫn đến sự khác nhau về điều kiến bảo hộ, thời gian bảo hộ, chủ sở hữu của hai đối tượng này.

Như thế nào là “sử dụng” chỉ dẫn địa lý?

Theo quy định của pháp luật, hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý bao gồm:

+ Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.

+ Lưu thông, chào hàng, quảng cáo hoặc tàng trữ để bán hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

+ Nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Khi nào chỉ dẫn địa lý trở thành tên gọi chung?

Chỉ dẫn địa lý có thể trở thành tên chung khi đã được công chúng sử dụng rộng rãi làm tên gọi cho một loại sản phẩm mà không phụ thuộc vào nguồn gốc địa lý của sản phẩm đó.

Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Các hành vi sau đây được xem là xâm phạm quyền đối với cỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chí chất lượng đặc thù, mặc dù sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó.

+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho các sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng và uy tín của chỉ dẫn địa lý.

+ Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.

+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang hoặc rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc từ các khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa hoặc phiên âm, hoặc kèm theo những từ như “loại”, “kiểu”, “dạng”, “phỏng theo” hoặc các từ tương tự như vậy.

CASTI Hub (tổng hợp) 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đối với chỉ dẫn địa lý tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang