Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 16/05/2023, 09:01

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đối với kiểu dáng công nghiệp

.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình dáng, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp bất kỳ của những yếu tố này.

Làm cách nào để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam?

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trong nước có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép. Nếu chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là cá nhân, tổ chức nước ngaoif thì bắt buộc phải nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp của mình tại Việt Nam thông qua hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.

Những dấu hiệu nào không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp?

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp bao gồm hình dáng của sản phẩm chỉ do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có, hình dáng của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Pháp luật Việt nam không bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 8 Luật SHTT.

Ngoài ra, “sản phẩm” trong định nghĩa kiểu dáng công nghiệp được hiểu là một vật hữu hình (vật chất). Do đó, các dạng mang tính chất phi vật chất như kiểu chữ, biểu tượng, giao diện người dùng,… không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam.

Thuật ngữ “sản phẩm” trong bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định chi tiết tại điểm 33.2b Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016.

Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp?

Hành vi xâm phạm quyền đốivới kiểu dáng công nghiệp bao gồm việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu; hoặc việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đối với kiểu dáng công nghiệp tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang