Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 03/07/2023, 09:44

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vào 2023

.

Kết thúc năm 2022, theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, doanh thu thương mại điện tử trong nước đạt 16,5 tỉ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù 4 sàn thương mại điện tử phổ biến trước đây vẫn hoạt động nhưng phần lớn doanh thu đang thuộc về 2 sàn ngoại dẫn đầu là Shopee với 73% thị phần (tương đương 91.000 tỉ đồng) và Lazada với 20% thị phần (tương đương 26.500 tỉ đồng), theo báo cáo của Metric.

Dự kiến năm 2023, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức tăng 20-25%. Đây là tín hiệu lạc quan so với nhiều ngành khác trong bối cảnh các công ty chứng khoán như Rồng Việt, MBS đều dự đoán kinh tế vĩ mô năm 2023 sẽ tăng trưởng chỉ 5,6-6% so với mức 8% trước đó. 

Mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã xác định ngôi vương và khoảng cách khá an toàn so với đơn vị thứ 2, nhưng Shopee đang phải cắt giảm chi phí (bao gồm chi phí nhân sự, trợ giá khuyến mãi, ngân sách quảng cáo...) và ngừng đầu tư vào các thị trường mới để đạt mục tiêu hòa vốn trong năm nay trong khi các đơn vị như Lazada, TikTokShop (sàn thương mại điện tử mới của mạng xã hội TikTok) vẫn rất nhiệt huyết trong cuộc đua này.

Lazada hiện có 150 triệu người dùng tại 6 thị trường Đông Nam Á và dự định tăng gấp đôi con số này trong 7 năm tới. Tại Việt Nam, Lazada hợp tác với Masan Group, sau khoản đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX, nhánh bán lẻ tiêu dùng tích hợp của Masan, thông qua một tập đoàn do Alibaba và Baring Private Equity Asia đứng đầu.

Thứ đến là TikTokShop, tham gia thị trường khi hạ tầng giao nhận, thanh toán và thói quen sử dụng thương mại điện tử đã trưởng thành và có nguồn khách hàng trẻ dồi dào truy cập mỗi ngày từ kênh mạng xã hội. TikTokShop bỏ qua giai đoạn đầu tư hạ tầng, quảng bá như các đối thủ và dùng chi phí đó thu hút các nhà bán hàng như phí hoa hồng thấp, hỗ trợ quảng cáo, hỗ trợ khuyến mãi, hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận thêm khách hàng... nên đang có mức tăng trưởng rất nhanh ở Việt Nam và tạo ra một xu hướng kinh doanh mới gọi là “Shoppertainment - bán hàng kết hợp trải nghiệm giải trí”, đang được rất nhiều doanh nghiệp trẻ ứng dụng.

Theo Metric, doanh thu mỗi ngày trên nền tảng này năm 2022 đạt hơn 56 tỉ đồng, giá trị trung bình mỗi đơn hàng vào khoảng 130.000 đồng. Để dễ so sánh, thống kê cho thấy doanh thu trong 1 tháng của TikTokShop đã tương đương 80% của Lazada và gấp 4 lần Tiki dù gia nhập thị trường chưa đến 1 năm.

Ngày nay, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đã quá quen thuộc đối với người dùng và nhà bán hàng. Hình thức này được nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ áp dụng. Thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển và các doanh nghiệp lớn nhỏ đã dần chuyển sang hình thức này hoặc kết hợp cả hình thức kinh doanh truyền thống và đa kênh.

Không chỉ những nhà bán hàng nhỏ lẻ không có mặt bằng mà hiện nay ngay cả những doanh nghiệp từ trung bình đến lớn cũng dần gia nhập sàn thương mại điện tử. Việc người dùng thích ứng với xu hướng mua sắm mới sẽ tạo nên cơ hội rất tốt để người bán và doanh nghiệp phát triển. Từ đó nâng cao trải nghiệm của người dùng và mang lại doanh thu vượt bậc cho doanh nghiệp.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vào 2023 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang