Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 03/07/2023, 00:00

Tìm hiểu về BSC (Balanced scorecard)? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng BSC (Phần 1)

.

Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “BSC” đã dần trở nên phổ biến và được biết đến là một trong những phương pháp quản lý toàn diện về các khía cạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy, BSC là gì? BSC mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp?

1. BSC (Balanced scorecard) là gì ?

1.1 Nguồn gốc của BSC (Balanced scorecard)

Vào đầu thập niên 1990, hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard đã nhận thấy một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính chỉ giúp cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra trong quá khứ, nơi mà hoạt động kinh doanh đã xảy ra, nhưng không có tính dự đoán về tương lai hoạt động của doanh nghiệp.

Đó là lí do Kaplan và Norton phát triển mô hình Balanced scorecard (BSC) – là một hệ thống chỉ số ở tầm chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và chắc chắn qua cả 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập & phát triển. 

Là một người đứng đầu và dẫn dắt doanh nghiệp quan tâm đến bài toán chiến lược doanh nghiệp, khó mà không biết đến mô hình nổi tiếng này. Trên thực tế, BSC có nhiều thành tích đáng nể như sau:

- Được chứng minh và bình chọn là một trong những ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất từng được trình bày trong Harvard Business Review

- Được áp dụng bởi hơn hơn 50% các công ty lớn của Mỹ (Theo Gartner Group) và hơn 60% công ty thuộc Fortune 500 (Theo Nghiên cứu Bain & Co)

- Được đánh giá ở mức hiệu quả cực kỳ cao và rất cao bởi 73% doanh nghiệp áp dụng (Theo khảo sát toàn cầu của 2GC)

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về mô hình này trước khi bạn muốn vận dụng hay thực hiện bất kỳ kế hoạch nào xung quanh BSC.

1.2. BSC (Balanced scorecard) được hiểu như thế nào?

BSC là gì luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. BSC là tên viết tắt của cụm từ  Balanced scorecard. Dịch qua nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là thẻ điểm cân bằng.

Nghe tên có vẻ lạ nhưng thực chất đây là mô hình quản trị chiến lược dành cho doanh nghiệp. Chúng cho phép bạn vạch rõ định hướng phát triển cho doanh nghiệp từ giai đoạn thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả. 

Tính cân bằng của mô hình được thể hiện ở nhiều khía cạnh vấn đề. Đó là sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Là sự cân bằng giữa tài chính và các yếu tố phi tài chính khác. Các chỉ số đầu vào và đầu ra của kết quả, hoạt động xã hội và hoạt động nội bộ. Tất cả đều được đo lường trên thước đo cân bằng. Nhằm hướng tới mục tiêu cao cả nhất đó là duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Kết thúc phần 1, mời các bạn tiếp tục đón xem phần 2 của bài viết Tìm hiểu về BSC (Balanced scorecard)? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng BSC.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tìm hiểu về BSC (Balanced scorecard)? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng BSC (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang