Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 03/07/2023, 00:00

Tìm hiểu về BSC (Balanced scorecard)? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng BSC (Phần 2)

.

Đến với phần 2, bài viết sẽ giới thiệu các khía cạnh đánh giá của điểm cân bằng BCS bao gồm một số khía cạnh như, thước đo tài chính, thước đo hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, thước đo khách hàng,…

2. Các khía cạnh đánh giá của điểm cân bằng BSC

2.1. Thước đo tài chính

Thước đo tài chính sẽ gồm các yếu tố về chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Trước đây, chúng được coi là phương tiện duy nhất để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công ty đạt lợi nhuận thấp đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động không cao. Thực ra, đây là một ý kiến khá chủ quan. Với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí để mua sắm hệ thống máy móc, trang thiết bị là khá lớn, việc bị lỗ trong những năm đầu hoạt động là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đánh giá doanh nghiệp kém hiệu quả trong thời điểm này là khá sớm và không có cơ sở.

2.2. Thước đo hoạt động nội bộ của doanh nghiệp

Rõ ràng, không có doanh nghiệp nào có thể tự hào về thành tích đạt được nếu không có những hành động chứng minh điều đó. Nhận định xem doanh nghiệp đang hoạt động tốt ở mức nào giống như việc tự đánh giá và kiểm điểm, rút kinh nghiệm bản thân vậy.

Dấu hiệu của một doanh nghiệp hoạt động trơn tru được tập hợp lại từ nhiều chỉ số nhỏ lẻ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, % người lao động gắn bó tăng, % thời gian xử lý công vụ được rút ngắn,… Bạn cần rà soát lại các quy trình nội bộ của công ty để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đâu là điều chưa hợp lý. Sau đó, hãy đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

2.3. Thước đo khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Tại sao ta có thể khẳng định điều này? Khi khách hàng hài lòng tức là khả năng họ quay lại sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là rất cao. Điều này sẽ làm tăng doanh thu cho công ty. 

Các bạn có thể dựa trên bộ câu hỏi sau để nhận định về mức độ hài lòng của khách hàng:

- Đây có phải là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp hay không?

- Họ có hứng thú với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty hay không?

- Phần trăm phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu?

- Tỷ lệ giữa phản hồi tích cực và tiêu cực là bao nhiêu?

- Khách hàng đánh giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?

Kết thúc phần 2, mời các bạn tiếp tục đón xem phần 3 của bài viết Tìm hiểu về BSC (Balanced scorecard)? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng BSC.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tìm hiểu về BSC (Balanced scorecard)? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng BSC (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang