Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 26/07/2023, 16:14

Tổng quan khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (phần 2)

Định nghĩa khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo

Từ góc độ doanh nhân/người chủ tổ chức (doanh nghiệp) mới, khởi nghiệp là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu (Wortman, 1987), hoặc khởi nghiệp là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh (Macmillan, 1993). “Khởi nghiệp là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình” hoặc “Khởi nghiệp là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình”.

Từ góc độ khai thác các cơ hội kinh doanh, khởi nghiệp là một quá trình một cá nhân nhìn nhận và đánh giá các cơ hội kinh doanh, thu thập các nguồn lực cần thiết và bắt đầu các hành động thích hợp để khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh (Nwachukwu, 1990). Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là việc phát hiện ra cơ hội và tạo ra các hoạt động kinh tế mới, thường thông qua việc thành lập một tổ chức mới (Reynolds, 1995). Tương tự, khởi nghiệp là việc xác định và khai thác có hiệu quả cơ hội kinh doanh (Shane và Venkataraman, 2000), khởi nghiệp là một quá trình một cá nhân tìm kiếm cơ hội không cần xét đến những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát (Baringer & Ireland, 2010); hay khởi nghiệp là sự sẵn lòng và khả năng của một cá nhân trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư; và có thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp thành công dựa trên việc nhận biết cơ hội trong một môi trường kinh doanh (Okpara, 2000).

Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ giai đoạn bắt đầu khởi phát quá trình hoạt động của một công ty. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Định nghĩa này cũng trùng khớp với định nghĩa của Aswath Damodaran (2009). Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các nhà khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Tổng quan khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang