Xu hướng
Thứ hai , 06/12/2021, 16:01

Top 10 xu hướng công nghệ giáo dục hàng đầu trong năm 2021 – phần 2

.

6. Phân tích học tập

Bối cảnh hiện tại của phân tích học tập đã mở rộng đáng kể, đặc biệt là đối với giáo dục đại học. Phân tích học tập cho phép các nhà giáo dục đo lường và báo cáo quá trình học tập của học sinh chỉ qua web. Từ đó, họ có thể hiểu rõ hơn và tối ưu hóa việc học.

Khi giáo viên biết được những thông tin sâu về quá trình học tập của học sinh, họ có thể cải thiện việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng của học sinh một cách phù hợp. Ví dụ, giáo viên có thể xem loại thông tin nào (văn bản, hình ảnh, đồ họa thông tin hoặc video) mà học sinh yêu thích nhất và sử dụng nó nhiều hơn trong các bài học sau của họ. Ngoài ra, giáo viên có thể nhận thấy những phần kiến thức nào không được truyền đạt hiệu quả và nâng cao chúng vào lần sau. Hơn nữa, phân tích học tập giúp các nhà giáo dục xác định các nhóm học sinh có thể gặp khó khăn trong học tập hoặc hành vi. Từ đó, giáo viên có thể phát triển một cách để giúp học sinh phát huy hết tiềm năng của mình.

7. Game hóa

Nếu bạn đang tìm cách biến việc học thành một quá trình thú vị và hấp dẫn hơn, thì game hóa là xu hướng công nghệ giáo dục phù hợp nhất. Không có lý do gì để học sinh không tham gia tích cực vào các trò chơi trong lớp học. Học sinh có thể học và thực hành trong khi tham gia vào các hoạt động chơi trò chơi thú vị. Yếu tố chơi game giúp tạo ra một môi trường học tập vui nhộn và tích cực cho người học.

Việc áp dụng game hóa rất phổ biến trong lĩnh vực giáo dục phổ thông. Đó là bởi vì trẻ em nhanh chóng tham gia vào các video trò chơi hoặc đạt được điểm số cao hơn trong một trò chơi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giáo dục đại học hoặc đào tạo ở công ty không cần các yếu tố thú vị để cải thiện mức độ tương tác của người học.

8. Học tập nhập vai với VR và AR

Trải nghiệm học tập trong lớp đã trải qua một sự thay đổi to lớn kể từ khi Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) được đưa vào giáo dục. Sự gia tăng nhu cầu học tập thông qua trải nghiệm thúc đẩy phát triển học tập với VR và AR.

Học tập đã trở nên tương tác hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Trong khi VR cung cấp một thực tế được xây dựng, thì AR cung cấp chế độ xem nâng cao hình ảnh thực. Do đó, chúng giúp giải thích các khái niệm phức tạp mà hình ảnh đơn giản hoặc thậm chí các thí nghiệm thực hành của phòng thí nghiệm không thể mô tả cho học sinh hiểu. Ví dụ: VR khá hữu ích khi bạn tham gia một khóa đào tạo về y tế. Cụ thể, VR tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm các ca phẫu thuật trong thế giới thực trong một môi trường ít rủi ro.

9. STEAM

Các chương trình dựa trên STEAM là cải tiến mới của EdTech so với các chương trình STEM. Xu hướng mới này của EdTech áp dụng nội dung có ý nghĩa về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật (yếu tố mới) và Toán học để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực thông qua các hoạt động học tập trải nghiệm (hands-on) và thiết kế sáng tạo.

Về ưu điểm của STEAM, đầu tiên là nó giúp học sinh ngày càng tò mò về thế giới xung quanh. Hơn nữa, nó cũng tạo ra một môi trường an toàn để người học thể hiện và trải nghiệm ý tưởng của họ khi có những tư duy bứt phá. Sự thoải mái khi học tập theo phương pháp trải nghiệm hands-on cũng giúp học sinh cộng tác tốt hơn với những học sinh khác.

10. Truyền thông xã hội trong học tập

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mạng xã hội sẽ là một phần của quá trình học tập? Khi mọi sinh viên, cả trẻ và trưởng thành, dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, tại sao chúng ta không biến nó thành một công cụ mạnh mẽ để nâng cao học tập?

Đó là cách hình thành nên ý tưởng sử dụng mạng xã hội để giảng dạy. Nhiều học viện đào tạo đã bắt đầu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một công cụ giao tiếp trong đó sinh viên có thể tương tác với những người khác một cách dễ dàng. Sinh viên có thể chia sẻ tài liệu học tập, thảo luận với những người khác trong nhóm hoặc dễ dàng nhận xét về bài đăng của người khác. Ngay cả một video học tập hoạt hình cũng có thể lan truyền trên mạng xã hội. Và công ty khởi nghiệp TedEd là ví dụ điển hình cho xu hướng này. Startup này tạo ra các bài học đáng để chia sẻ và đăng chúng lên YouTube nơi mọi người có thể dễ dàng truy cập, tìm và chia sẻ các video giáo dục với bạn bè của họ.

KẾT LUẬN

Còn rất nhiều điều có thể nói về xu hướng công nghệ giáo dục. Tuy nhiên, công nghệ đã thẩm thấu vào giáo dục và đổi mới toàn bộ quá trình dạy và học. Đặc biệt là eLearning, một công cụ giáo dục không chỉ tăng khả năng tiếp cận và sự thuận tiện của giáo dục mà còn thay đổi hành vi học tập và mong muốn học tập của người học.

Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (vista.gov,vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Top 10 xu hướng công nghệ giáo dục hàng đầu trong năm 2021 – phần 2 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang