Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 22/05/2023, 00:00

Trải nghiệm thương hiệu và cách tạo ra trải nghiệm thương hiệu (Phần 1)

.

Harley Davidson là một trong những công ty hàng đầu nổi tiếng với nhiều trải nghiệm thương hiệu tuyệt vời. Công ty này được biết đến không chỉ dừng lại ở việc bán xe đạp, mà còn là công ty đem tới cho khách hàng những trải nghiệm thương hiệu ấn tượng, thú vị và táo bạo. Vậy, làm thế nào để đạt được thành công như vậy, hãy cùng tìm hiểu về trải nghiệm thương hiệu chinh phục khách hàng trong bài viết dưới đây.

1. Trải nghiệm thương hiệu là gì?

Trải nghiệm thương hiệu là các trải nghiệm thông các giác quan của con người để xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

Doanh nghiệp sử dụng mọi điểm tiếp xúc của khách hàng để phát triển trải nghiệm thương hiệu toàn diện. Hành trình tiếp xúc có thể khác nhau giữa các khách hàng, nhưng sự phát triển hình ảnh thương hiệu thì không, vì vậy, hình ảnh thương hiệu luôn cần phải phù hợp với bản sắc thương hiệu để phục vụ trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.

Ví dụ về Starbucks:

Giả sử khách hàng A biết về Starbucks khi tình cờ gặp một cửa hàng Starbucks. Đây là điểm tiếp xúc đầu tiên, thậm chí không cần mua từ cửa hàng, khách hàng cũng nhận biết được màu xanh không đổi, logo cơ bản, thực đơn đa dạng, sắp xếp chỗ ngồi thoải mái, wifi miễn phí, máy móc hiện đại,…khi mới bước vào cửa hàng. Ở đây, Starbuck đã tạo ra trải nghiệm khách hàng – một điểm dừng để thưởng thức một ly cà phê ngon, một điểm đến để tiếp tục những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè.

Sau đó là tương tác với khách hàng và các điểm tiếp xúc tiếp theo. Trải nghiệm bao gồm chọn một loại cà phê, thanh toán, chờ đợi trên chiếc ghế sofa êm ái, gọi tên loại cà phê đặc biệt và thưởng thức nó, dùng wifi miễn phí với một cảm giác thỏa mãn.

Giờ đây, thương hiệu đảm bảo trải nghiệm này vẫn giữ nguyên đối với khách hàng B, C và D, điều này sẽ dẫn đến việc xây dựng trải nghiệm chuẩn hóa khách hàng, đề cao tới sự thoải mái, cá nhân hóa, trendy,… Và từ đây, khi nhắc về trải nghiệm thương hiệu với Starbucks, khách hàng sẽ “cảm thấy tốt” khi mua hàng tại Starbucks.

Cụm từ “trải nghiệm thương hiệu” đã trở nên phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp khi đẩy mạnh các chiến dịch Marketing cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu. Trải nghiệm thương hiệu gắn liền với sản phẩm hoặc tên tổ chức cụ thể.

Thông qua trải nghiệm thương hiệu, các công ty cố gắng sắp xếp một tập hợp các cảm xúc dẫn đến tính cách thương hiệu đã được xác định trước.

Và tính cách này dẫn đến mối quan hệ giữa thương hiệu với một nhu cầu hoặc cảm giác cụ thể.

Trải nghiệm thương hiệu là khuynh hướng về cảm xúc từ trải nghiệm, vì thế doanh nghiệp sẽ thúc đẩy số lần hiển thị và mức độ tương tác với khách hàng để gia tăng điểm tiếp xúc với khách hàng. Trải nghiệm thương hiệu không phải do truyền thông định hướng, mà là được nâng cao bởi truyền thông.

Còn tiếp…

Casti Hub dịch

Nguồn: Searchenginejournal.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Trải nghiệm thương hiệu và cách tạo ra trải nghiệm thương hiệu (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang